Một chiếc áo thun dài tay trơn màu kết hợp với quần jean xanh đen sẽ tăng thêm độ ấn tượng cho trang phục. Bạn có thể mix thêm một vài phụ kiện ăn rơ như đồng hồ, mắt kính, boot tối màu để tạo điểm nhấn.
Mix quần kaki với áo thun tay dài
Bạn có thể mix quần kaki với áo thun dài tay cùng giày đế xuồng cho một buổi dạo phố. Cách kết hợp này tạo bề ngoài lãng tử và ngọt ngào cho các chàng trai.
Mix quần Jogger với áo thun tay dài
Khi quần jean hay kaki quá thông dụng hãy nghĩ ngay việc kết hợp áo thun dài tay với quần Jogger. Sự kết hợp này khá thú vị, giúp bạn làm mới bản thân và thêm phần khỏe khoắn năng động.
Mix cùng quần short
Tương tự như quần Jean dài, quần short cũng rất dễ kết hợp trang phục. Một trong những cách phối đồ với áo thun dài tay nam đó là mix cùng quần short.
Cách phối quần short với áo thun nam cực cool này tạo nên vẻ bề ngoài năng động, hoạt bát, nâng cao sức thu hút của phái mạnh với người đối diện. Hãy kết hợp thêm một chiếc balo năng động hoặc một đôi giày thể thao để giúp set đồ hoàn hảo hơn.
Cách mix áo thun dài tay với các loại áo khác
Áo thun oversize được khá nhiều chàng trai yêu thích bởi sự tiện lợi và thoải mái. Bạn có thể kết hợp mặc áo oversize ngoài lớp áo thun dài tay. Hãy kết hợp các tone màu tương phản giữa 2 loại áo với nhau để tạo nên hiệu ứng bắt mắt.
Mix áo thun dài tay nam cùng bộ vest/ suit/ blazer
Nếu việc mặc vest khiến bạn cảm thấy quá già nua hãy kết hợp ngay với một chiếc áo thun dài tay. Điều này sẽ giúp bạn trẻ trung hơn nhưng vẫn giữ cảm giác chững chạc và lịch sự.
Mix áo thun dài tay nam cùng áo khoác
Mix áo thun dài tay nam với áo khoác sẽ là lựa chọn cực kỳ hoàn hảo cho những ngày se lạnh. Bạn có thể áp dụng phong cách này tới nơi công sở mà vẫn đảm bảo lịch sự và chuyên nghiệp.
Mix áo sơ mi với áo thun tay dài
Việc phối áo sơ mi với áo thun tay dài sẽ giúp bạn thể hiện cá tính cực ngầu. Bạn có thể khoác hoặc buộc sơ mi quanh hông tùy theo sở thích của mình. Lưu ý cách màu sắc, tránh để set đồ trở nên rối mắt, hoặc luộm thuộm.
Phối áo thun dài tay nam cùng với phụ kiện đi kèm
Để bộ đồ khi có sự kết hợp với áo thun dài tay nam thêm nổi bật bạn hãy sử dụng cùng với một vài phụ kiện. Đây chính là điểm nhấn giúp toàn bộ trang phục có tổng thể hoàn hảo.
Có rất nhiều cách in hình lên áo được các đơn vị may đo đồng phục sử dụng nhằm đem đến những sản phẩm chất lượng giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng.
Tuy nhiên, với quá nhiều sự lựa chọn cũng là điều khiến nhiều đơn vị cảm thấy lo lắng và không biết làm thế nào để có được phương pháp in phù hợp.
Sử dụng giấy in chuyển nhiệt để in hình trên áo
Dụng cụ cần chuẩn bị
Để có được một hình in chuyển nhiệt chất lượng thì khâu chuẩn bị là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng hình in. Với cách in hình lên áo bằng phương pháp in chuyển nhiệt bạn cần chuẩn bị những dụng cụ như:
Máy in, máy tính, giấy in chuyển nhiệt
Kéo
Áo thun cotton (hình in sẽ được in đẹp nhất khi đó là chất liệu vải cotton 100%)
Bàn là
Mặt phẳng cứng để ép hình in
Áo gối (cũng là vải cotton).
Cách thực hiện in hình lên áo thun
Quá trình in chuyển nhiệt được thực hiện qua nhiều bước khác nhau. Không chỉ riêng việc chuẩn bị dụng cụ in mà cách thực hiện cũng vô cùng quan trọng.
Để có được hình in lên áo chất lượng bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mua giấy in chuyển nhiệt
Với chất liệu là giấy in chuyển nhiệt bạn có thể tìm mua ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là những cửa hàng bán văn phòng phẩm và giấy in.
Hiện tại có hai loại giấy in chuyển nhiệt, với những áo màu sáng sẽ sử dụng loại giấy in trắng, ngược lại với những áo màu tối sẽ sử dụng giấy in tối màu.
Đa số các loại giấy in chuyển nhiệt hiện nay đều có kích thước bằng với kích cỡ giấy A4 thông thường.
Nếu muốn thay đổi kích thước giấy in bạn nên đảm bảo rằng máy in của bạn có thể đáp ứng được với kích thước giấy mà bạn đã chọn.
Bước 2: Chọn hình in
Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà hình in trên áo sẽ có sự khác nhau.
Việc lựa chọn hình in cũng không quá khó, nếu không chọn được mẫu hình in phù hợp bạn có thể nhờ tư vấn từ địa chỉ may đo đồng phục của mình.
Nếu đã chọn được mẫu hình in phù hợp bạn có thể scan lại và lưu vào máy tính dưới dạng file ảnh JPG, hoặc chụp trực tiếp và chuyển vào máy tính rồi gửi cho địa chỉ may đồng phục.
Bước 3: Tạo ảnh phản chiếu cho hình in trên áo thun sáng màu
Khi sử dụng giấy in chuyển nhiệt sáng màu sẽ giúp tạo ra hình ảnh phản chiếu trên áo thun một cách hiệu quả.
Để làm được điều này bạn chỉ cần cài đặt “reverse” (phản chiếu) hoặc “mirror” (gương) và đặt ở chế độ tùy chọn khi in.
Trường hợp bỏ qua bước này thì các dòng chữ trong thiết kế của bạn sẽ không thể đọc được.
Bước 4: In hình in lên áo ra giấy
Hãy xem preview của hình in trước khi in hình ảnh lên kích thước giấy.
Trường hợp hình quá lớn bạn nên chọn “fit to scale” trong tùy chọn in, hoặc giảm kích thước trong chương trình chỉnh sửa ảnh.
Bước 5: Cắt hình ra
Phần giấy thừa để không cắt và để lại xung quanh hình in sẽ tạo một lớp màng mỏng trên áo, do đó để hình in được gọn gàng, bạn cần cắt hình in ra.
Bước 6: Trải áo gối lên một bề mặt phẳng cứng
Sau khi dọn sạch mặt bàn, lau và để khô bạn tiến hành trải áo gối cần in lên và tiến hành in chuyển nhiệt cho sản phẩm bằng bàn là và giấy in chuyển nhiệt.
Không nên lựa chọn mặt bàn là bằng kim loại mà nên chọn những mặt phẳng có khả năng chịu nhiệt.
Bước 7: Cài đặt bàn là
Trước khi cài đặt bàn là bạn cần đọc hướng dẫn sử dụng của giấy in chuyển nhiệt để biết được chế độ nào là tốt nhất để thực hiện in chuyển nhiệt.
Trường hợp nếu không có chọn chế độ “Cotton” hoặc chuyển nhiệt cao bạn nên chọn chế độ “dry” hoặc tắt chế độ hơi nước và đổ hết nước khỏi bàn là rồi chờ vài phút cho đến khi bàn là nóng lên rồi mới sử dụng.
Nhiệt độ tốt nhất để in chuyển nhiệt là bàn là có công suất 1.200W
Bước 8: Là áo thun
Khi là áo thun bạn nên đặt áo lên trên áo gối rồi là thật phẳng.
Thực hiện thật cẩn thận nếu không các nếp nhăn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hình in trên áo.
Bước 9: Đặt giấy in chuyển nhiệt lên áo
Nếu sử dụng loại giấy in sáng màu bạn cần đặt mặt hình in úp xuống mặt áo.
Ngược lại nếu dùng loại giấy in chuyển nhiệt tối màu bạn nên đặt hình in nằm ngửa.
Sau đó điều chỉnh vị trí hình in ở giữa vị trí cổ áo rồi tiến hành in.
Bước 10: Là hình in trên áo
Khi là ấn mạnh tay bàn là lên bề mặt áo, dùng cả bàn tay để tạo lực ép mạnh giúp cho hình in bám chắc vào áo.
Thời gian là áo khoảng 30 giây đến 1 phút tùy vào hướng dẫn sử dụng của từng loại giấy in chuyển nhiệt.
Đợi cho hình in nguội rồi mới bóc giấy ra, nên chờ vài giây cho đến kho giấy in đạt đến nhiệt độ phòng rồi mới bóc giấy ra nhé.
Lưu ý
Khi in không được lật ngược hình nếu bạn đang sử dụng loại giấy in chuyển nhiệt màu tối, vì giấy in màu tối sẽ cho hình ảnh đúng chiều.
Nếu không đảm bảo được rằng hiệu ứng phản chiếu có hoạt động không thì hãy thử in một bản trên giấy in thường.
Nên sử dụng đúng loại máy in khi in chuyển nhiệt để cho hình in đẹp lên sản phẩm
Trường hợp giấy in có hai màu giống nhau hãy in thử lên mặt trống của giấy
Điều chỉnh hình in sang chế độ landscape mode nếu chiều rộng lớn hơn chiều cao
Để đảm bảo được hình in chính xác khi cắt nên sử dụng thước và dao thủ công Exacto.
Cần lưu ý đến các chỉ số được ghi trên giấy in chuyển nhiệt để đảm bảo chất lượng hình in đẹp, rõ nét.
Cách bảo quản
Không nên giặt áo ngay sau khi vừa mới in xong.
Tránh giặt áo bằng nước nóng vì như thế hình in sẽ bị bong tróc ra.
Khi giặt không nên vào quá mạnh tay hoặc sử dụng bàn chải để chà mạnh vào hình in như thế mẫu hình in sẽ bị nứt và bong tróc.
Khi phơi áo cần lộn trái hình in vào bên trong như thế ánh nắng mặt trời sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình in.
Sử dụng kỹ thuật in lưới và keo chụp bản
Cách in hình lên áo thun thứ 2 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn chính là sử dụng kỹ thuật in lưới và keo chụp bản.
Với cách làm này bạn cần chuẩn bị những dụng cần thiết và thực hiện theo đúng quy trình để có được hình in đẹp, chất lượng.
Dụng cụ cần chuẩn bị
Các dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện phương pháp in lưới và keo chụp bản như:
Keo chụp bản
Lưới in
Giấy trong suốt/giấy acetate
Con lăn
Nguồn sáng
Bìa carton hoặc khay
Vải đen, kính/ mica Lucite/ Pilexiglass
Găng tay
Vòi nước hoặc bồn rửa lớn
Mực in lưới
Bàn là.
Cách thực hiện
Sử dụng kỹ thuật in lưới và keo chụp bản là một trong số những cách in hình lên áo thủ công không sử dụng máy móc. Do đó, để đảm bảo chất lượng hình in áo thun được đẹp, bền thì mỗi bước trong quá trình in chọn đồng phục áo thun phải thật cẩn thận và tỉ mỉ từng chút một. Với kỹ thuật in lưới và keo chụp bản bạn cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Chọn ảnh trắng đen
Việc lựa chọn ảnh trắng đen thay vì ảnh màu bởi vì màu đen sẽ giúp cản ánh sáng hiệu quả, từ đó giúp cho thiết kế của bạn hiện lên lưới đẹp hơn.
Phương pháp này được áp dụng để in hình đen trắng lên áo.
Bước 2: In hình lên giấy trong suốt
Ở bước này cần sử dụng giấy acetate, bạn có thể mua loại giấy này tại các cửa hàng chuyên bán dụng cụ lưới.
Ngoài ra, cũng có thể dùng những loại giấy trong suốt ở các cửa hàng văn phòng phẩm để thực hiện in hình lên áo thun.
Bước 3: Quét keo chụp bản lên bề mặt
Các vật dụng này đều có sẵn trong bộ in lớn hoặc được bán nhiều tại các cửa hàng thủ công, trên mạng.
Khi thực hiện bước này bạn cần quét keo chụp bản lên cả hai mặt lưới rồi dùng con lăn để tráng một lớp keo mỏng lên bề mặt.
Dùng tay quét đều keo lên một diện tích rộng hơn một chút so với hình in.
Bước 4: Phơi khô lưới ở nơi tối
Đặt lưới ở những nơi tối và thoáng mát, chờ khoảng vài tiếng để keo khô dần.
Hoặc để tiết kiệm thời gian bạn có thể dùng quạt để lưới nhanh khô hơn.
Bước 5: Chuẩn bị khu vực chiếu sáng
Keo chụp bản sẽ đốt hình in lên lưới khi được chiếu sáng.
Vậy nên để hình in được chuẩn đẹp và đều trước khi thực hiện bước này bạn cần chọn một khoảng trống có ánh sáng mạnh, thời gian thích hợp nhất là cuối buổi sáng và đầu giờ chiều. Lúc này ánh sáng đủ mạnh sẽ giúp đốt hình lên lưới hiệu quả nhất.
Bước 6: Chuẩn bị lưới và hình
Ở bước này bạn cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết để thực hiện cách tự in hình lên áothun bằng kỹ thuật in lưới và keo chụp bản hiệu quả.
Cần chuẩn bị sẵn trước khi bạn đem lưới ra khỏi phòng tối và đặt các vật sau chồng lên nhau theo thứ tự như sau:
Bìa carton/khay lớn
Mảnh vải đen
Lưới in đã xử lý trước đố, mặt phẳng ngửa lên
Hình in trên giấy trong suốt, úp xuống và dán lên bề mặt lưới bằng băng dính
Kính trong suốt/tấm mica Lucite, hoặc Plexiglass.
Bước 7: Phơi hình dưới nguồn sáng
Thời gian phơi sáng không thể xác định được là bao lâu vì nó phụ thuộc vào ánh sáng chiếu.
Thường thì hình in sau khi in xong thì lớp keo chụp bản sẽ chuyển thành màu xanh xám.
Bước 8: Rửa lưới
Tiến hành nhấc tấm kính và giấy trong suốt ra sau đó nhanh tay đem tấm lưới đến bồn rửa hoặc vòi xịt.
Dùng nước xịt mạnh vào mặt lõm của lương khoảng vài phút để phần keo ướt trôi đi và chỉ để lại phần khung hình in.
Nếu keo chụp bản bị trôi hết bạn nên phơi sáng lâu hơn, còn trường hợp keo chụp bản không trôi nên rút ngắn thời gian phơi sáng lại.
Bước 9: In lên áo thun
Sau khi tấm lưới đã trở thành thiết bị in nhiều lần thì tiến hành chuyển hình in lên áo. Cách làm như sau:
Sử dụng bìa carton để che chắn cho áp tránh trường hợp áo bị lem màu khi in. Nhỏ vài giọt mực lên lưới rồi dùng con lăn để kéo thành một lớp mỏng, thực hiện lăn nhiều lần và thật đều tay.
Nhấc lưới ra cẩn thận để không làm xê dịch lưới trên áo.
Bước 10: Sử dụng nhiệt trên áo
Sử dụng bàn và điều chỉnh ở chế độ nóng, khô để là hình in lên áo thun. Một số loại mực khác bạn có thể sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô hình in.
Lưu ý
Nếu có in hình màu trước khi in bạn phải thực hiện thao tác chuyển hình in sang ảnh đen trắng trên phần mềm Microsoft Word, Photoshop, hoặc các ứng dụng chỉnh sửa ảnh khác.
Nên chọn những loại máy in chất lượng để in hình lên giấy trong suốt, bởi nếu chất lượng máy in kém sẽ khiến cho hình ảnh in ra bị đục dẫn đến tình trạng hình in bị lem nhem.
Khi mua giấy in nên mua với số lượng ít để thử trước nếu giấy dùng tốt không bị co hoặc quăn khi in thì mới mua thêm còn nếu không nên đổi qua nhãn hiệu khác.
Khi thực hiện cách in áo này bạn nên sử dụng găng tay, trước khi in cần lót túi đựng rác để mặt bàn không bị dính keo.
Trường hợp không có ánh sáng mặt trời bạn có thể dùng bóng đèn sợi đốt 150W hoặc bóng đèn chuyên dụng “photo flood” để rút ngắn thời gian phơi sáng của hình in.
Trước khi dùng keo chụp bản nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thường thời gian dao động từ 2 đến 90 phút tùy vào cường độ sáng.
Cách bảo quản
Thực hiện giặt và phơi áo thun đúng cách để bảo quản màu sắc và chất lượng hình in.
Không sử dụng các loại xà phòng, bột giặt có sức tẩy rửa mạnh.
Áo Sau khi giặt xong gấp áp lại rồi ấn cho nước thoát ra, tránh dùng tay vắt mạnh áo.
Phơi áo ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
In hình trên áo bằng sản phẩm Inkodye / Acrylic
Dụng cụ cần chuẩn bị
Các dụng cụ cần thiết để sử dụng cách tự in hình lên áo bằng sản phẩm Inkodye/Acrylic như: Bàn là, bìa carton, băng dính, dung dịch Inkodye, con lăn, phim âm bản.
Cách thực hiện
Quy trình thực hiện in hình lên áo thun bằng sản phẩm Inkodye/Acrylic được thực hiện qua 10 bước. Cụ thể như sau:
Bước 1: Trải áo lên mặt phẳng và là
Để có được hình in đẹp, chất lượng bạn nên là áo thật phẳng để loại bỏ các nếp nhăn có thể làm nhăn hình in.
Với phương pháp này chất liệu tốt nhất để lên hình in đẹp là cotton.
Bước 2: Đặt miếng xốp hoặc bìa carton vào trong áo
Một trong những mẹo giúp áo được phẳng và không bị lem là sử dụng miếng xếp hoặc bài carton đặt vào bên trong áo.
Với độ phẳng vốn có của bìa carton sẽ giúp cho áo không bị lem nhem, sau khi in bạn có thể vứt mảnh bìa.
Bước 3: Sử dụng khung tại vị trí bạn muốn đặt hình in
Để có được khung hình hiệu quả giúp định hình và cố định hình in bạn nên sử dụng một mảnh bìa carton hoặc khung nhựa tự làm, hoặc sử dụng băng dính che sơn dán để làm khung cũng được.
Việc sử dụng khung hình sẽ giúp cho màu in không bị bắn ra ngoài khi đang in, một mẹo nhỏ là bạn nên chọn những khung hình có kích thước nhỏ hơn hình in để đảm bảo bức hình khi in được trọn vẹn.
Bước 4: Cho dung dịch Inkodye ra bát
Trước khi sử dụng nên lắc kĩ rồi mới rót mực in, lựa chọn bát đựng không bị thấm.
Ở bước này bạn nên thực hiện trong phòng thông gió và không có quá nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
Tỷ lệ mực in Inkodye khoảng 2,5 thìa canh (tầm 40ml) là có thể dùng có diện tích khoảng 30 x 30 cm trên vải cotton.
Bước 5: Quét Inkodye lên áo
Để thực hiện bước này bạn nên sử dụng cọ hoặc con lăn để quét dung dịch mực Inkodye lên bề mặt áo.
Trước khi lăn cần gạt bớt thuốc nhuộm thừa trên cọ vào thành bát để tránh tình trạng mực vương vãi trên mặt phẳng áo.
Sau khi quét xong thì dùng giấy thấm bớt thuốc nhuộm còn lại trên bề mặt in.
Bước 6: Nhấc khung ra để quan sát phần vừa được quét
Khi đã thực hiện quét hình in xong thì bạn không cần khung nữa.
Bước 7: Đặt phim âm bản của bạn lên phần đã quét mực của áo
Thực hiện đặt phim âm bản lên áo ở vị trí đã quét mực, dùng tay vuốt phẳng khu vực hình in để phim âm bản tiếp xúc tối với thuốc nhuộm.
Ghim các mép để phim âm bản không bị xê dịch.
Có thể sử dụng một tấm acetate để đặt lên tấm phim âm bản để giúp hình in được cố định và chắc chắn hơn.
Bước 8: Phơi hình in dưới ánh nắng mặt trời
Sau khi thực hiện in mực Inkodye bạn tiến hành đem áo còn gắn phim âm bản ra ngoài trời để phơi khô và chuyển hình sang áo.
Thời gian phơi tầm 10 – 15 phút và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Khoảng thời gian tốt nhất để phơi là từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều, nếu trời nhiều may bạn có thể phơi lâu hơn.
Bước 9: Gỡ bản phim âm bản ra
Thực hiện gỡ phim âm bản ở nơi không có nhiều ánh sáng để hình in đạt chuẩn và đẹp. Đây là cách giúp hình in còn nguyên vẹn
Bước 10: Giặt áo
Bước này sẽ giúp cho chiếc áo của bạn được sạch sẽ hơn. Đặc biệt sẽ giúp cho hình in loại bỏ được những Inkodye thừa. Khi giặt nên sử dụng nước ấm hoặc nóng để giặt.
Lưu ý
Trước khi in hình lên áo cần là áo thật phẳng, đặc biệt là các khu vực định hình xung quanh.
Khi dùng bàn là nên điều chỉnh đến chế độ khô, không dùng hơi nước.
Cần chú ý đừng để hình dính vào vải, nếu sử dụng băng dính để cố định khung hình bạn nên dùng móng tay miết dọc theo mép băng dính để chắc chắn không có khe hở.
Cần quét đều dung dịch thuốc nhuộm lên bề mặt in hình và chú ý đừng để áo bị ướt.
Vì Inkodye là mực in không màu vì thế cần chú ý đến lượng dung dịch khi quét lên.
Khi in không nên chạm vào hình nếu hình in chưa khô hẳn.
Cách bảo quản
Tránh phơi áo dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Sử dụng những loại bột giặt, xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh để bảo vệ màu áo và hình in.
- Đồng phục áo thun: https://maula.vn/
- Cách tính vải cắt may quần lưng thun có túi hợp thời trang.