Các loại vải thun có trên thị trường và ưu nhược điểm của chúng

Đây là một trong những loại vải cao cấp nhất trong giới vải thun. Nó được làm hoàn toàn từ sợi bông nên có thể khắc phục được nhược điểm của vải thun. Loại vải này rất mát và có độ thấm hút mù hôi cao. Tuy nhiên vì nó được là từ cotton nên dễ bị nhăn, hoặc mục trong môi trường ẩm mốc.

blank

Loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong may mặc như: quần áo trẻ em, thời trang nam nữ, thể thao, đồ lót hoặc một số phụ kiện nội thất: khăn, chăn, gối … Ngoài ra, vải thun cotton còn có một số loại như thun CVC, thun TC,…

Vải thun bamboo

blank

Đây là loại vải được làm từ bột giấy của cỏ tre, do đó vải rất mềm, mìn màng như lụa, hút ẩm tốt, đặc biệt là vải thun Bamboo còn có khả năng chống những tia cực tím, an toàn cho sức khỏe. Nó thích hợp để may quần áo mùa hè, quần áo thể thao,… hay được sử dụng làm khăn trải bàn, vỏ chăn gối,…

Vải thun Poly
Loại vải này được làm 100 % từ Poly Etylen nên độ co giãn của nó không được tốt như vải thun Cotton. Tuy nhiên nó có độ bền rất cao và khả năng bị nhàu thấp. Chính vì thế mà giá thành của nó cũng khá thấp.

Loại vải này ít được sử dụng để thiết kế quần áo ngủ, mặc ở nhà,… vì nó được sử dụng chủ yếu để tạo ra những bộ váy liền thân, găng tay,…

Ưu điểm:
Vải poly có độ bền cao: Đặc biệt, chất liệu vải poly có độ bền rất cao, rất khó bị nhăn, co rút, mất độ co giãn ở điều kiện thông thường. Ngay cả khi chúng ta sử dụng lâu dài thì vải vẫn giữ được những tính năng đó, giúp cho sản phẩm làm từ vải poly luôn sáng đẹp dài lâu.

blank

Chống nước, thoát ẩm tốt: Chất liệu vải poly có khả năng chống nước, thoát ẩm cực kỳ tốt và có độ bền cao nên được ứng dụng phổ biến để may quần áo thể thao, áo khoác, áo gió, đồ đi biển, túi ngủ, lều,…Tuy nhiên, Vải chỉ có khả năng chống thấm nước hiệu quả khi tiếp xúc với lượng nước vừa phải, chứ ngâm trong nước trong thời gian dài thì nước sẽ vẫn thấm qua được.
Vải poly có độ bền lý hóa cao: Nếu đem so chất liệu vải polyester với các loại vải khác thì thì vải poly có độ bền lý hóa cao hơn hẳn, vải rất khó bị nhăn, co rút trong điều kiện thông thường và chịu được nhiều hóa chất tác động. Ngoài ra, vải poly còn có khả năng cách điện, chống cháy, chống tia UV, chống khẩn, nấm mốc rất hiệu quả.
Vải không xù lông, dễ nhuộm màu: Vải thun poly được dệt từ polyester sợi dài vô tận nên vải không có lông trên bề mặt và hoàn hoàn không bị xù lông trong quá trình sử dụng. Nhờ bề mặt sáng bóng, không có lông nên vải poly có tính thẩm mỹ rất cao, đồng thời vải rất dễ nhuộm màu, cho phép các nhà sản xuất nhuộm được nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo.
Rất dễ bảo quản: Vải poly có khả năng chống bám bẩn, chống được vi khuẩn nấm mốc nên vải rất ít bị dơ, dễ dàng vệ sinh nhờ bề mặt vải trơn bóng và khả năng hấp thụ kém.
Nhược điểm:
Vải mặc khá nóng: Vải poly có tính hấp thụ nhiệt nên khi mặc lâu ngoài trời nắng sẽ có cảm giác hơi nóng bức khó chịu. Vì vậy chúng chỉ thích hợp sử dụng may quần áo sử dụng trong nhà hoặc nơi thoáng mát. Để khắc phục điều này, người ta pha sợi cotton vào vải poly để tăng khả năng thấm hút mồ hôi, giúp vải mát mẻ hơn, vì thế, thay vì chọn loại vải thun 100% poly thì các bạn có thể chọn các loại vải pha khoản 60-80% poly.

Cách sản xuất sợi polyester

blank

Sợi polyester là nguyên liệu tổng hợp được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa rượu và acid(hay còn gọi là quá trình trùng hợp). Để tạo ra được sợi poly thì phải trải qua 5 công đoạn chính, bao gồm: Phản ứng trung hợp, làm khô, kéo sợi, kéo căng, cuốn sợi.

Trùng hợp: Cho chất dimethyl terephthalate phản ứng với ethylene glycol cùng với các chất xúc tác ở mức nhiệt 150 – 210 độ C. Tiếp tục cho phản ứng với axit terephthalic ở nhiệt lên 280 độ C để tạo thành polyester. Sau đó chúng được ép thành 1 dải dài.
Làm Khô: Các dải dài polyester sẽ được làm lạnh đến khi cứng và được cắt thành những hạt vô cùng nhỏ.
Kéo sợi: Nung chảy các sợi polyester nhỏ ở nhiệt độ từ 260 – 270 độ C, tạo thành một dung dịch đặc sệt rồi ép chúng qua những lỗ nhỏ để định hình thành sợi.
Kéo căng: sợi polyester sẽ được kéo căng để thay đổi về đường kính, độ dài và cả độ dày. Đây là bước liên kết các sợi đơn với nhau, tạo ra độ mềm và cứng của vải theo ý muốn.
Cuốn sợi: Sau khi kéo căng polyester được cuốn vào ống sợi lớn rồi mang đi dệt thành vải.

Nhận biết vải thun poly và thun PE
Thật ra cả 2 loại vải này đều được làm từ sợi nylon nhân tạo và chúng giống nhau về hầu hết các đặc tính như: Độ bền cao, khó bị nhăn, chống khuẩn, chống nấm mốc, chống nước,… Tuy nhiên, vải thun poly và vải thun PE cũng có nhiều điểm khác biệt, chỉ cần chú ý sẽ nhận ra ngay:

blank

Khác nhau về chiều dài sợi: Vải thun PE được làm từ sợi sơ ngắn còn vải thun poly thì được làm từ sợi sơ dài nên độ mềm mại, co giãn và độ bền của vải poly cũng cao hơn hẳn vải PE.
Vải PE bị xù lông nhưng vải thun Poly hoàn toàn không bị: Vải PE sử dụng một thời gian sẽ thấy có hiện tượng đổ lông, đó là do các sợi filament ngắn bị đứt trong quá trình sử dụng và vón cục lại. Ngược lại, vải poly được làm từ sợi filament dài vô tận nên không bị đứt khi sử dụng, tuy nhiên, vết xước trên vải thun poly sẽ nghiêm trọng hơn vải PE rất nhiều.
Giá thành vải poly cao hơn vải PE: Cũng là điều tất nhiên, bởi vì vải poly có bề mặt vải sáng bóng, không có lông nên tính thẩm mỹ cao hơn, đồng thời độ bền của vải poly cũng tốt hơn vải PE rất nhiều. Ngoài ra, cách dệt vải poly cũng tốn nhiều công đoạn, thời gian hơn vải PE
Vải poly mặc mát hơn vải PE: Nhờ vào sự khác biệt về cách dệt nên vải thun poly mặc mát mẻ hơn hẳn so với vải PE.

Vải thun Nylon
Loại vải này có thành phần chủ yếu là Nylon hoặc sẽ pha thêm một số sợi thun để tăng độ co giãn. Chính vì có thành phần chủ yếu là Nylon nên vải thun Nylon có độ bền rất cao, thấm hút mồ hôi và thoát ẩm kém.

Vải thun Nylon thường được dùng để sản xuất đồ bơi hoặc những bộ quần áo chống thấm, tất, găng tay,… Ngoài ra, nó còn được dùng để may áo dài, áo bà ba, quần áo cho phụ nữ,…

Vải thun lạnh
Hầu hết thun lạnh trên thị trường đều được dệt từ những sợi tổng hợp như Polyester hoặc Nylon. Ngoài ra nó còn có thể pha thêm một lượng nhỏ Spandex để tăng độ co giãn, mềm mịn cho vải.

Thun lạnh khá trơn và mịn, khi sờ vào bạn sẽ có cảm giác mát lạnh. Thun lạnh có khả năng thoát ẩm cao nên vải sẽ khô nhanh và tạo cảm giác thoáng mát cho người mặc. Hơn nữa, thun lạnh khá đa dạng và kiểu dáng và màu sắc nên được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

blank

Vải thun Modal
Loại vải này mềm, mịn, bóng, nhẵn thích hợp làm khăn choàng, khăn chải bàn, hay rèm cửa. Ngoài ra, nó còn hút ẩm khá tốt, giúp cho người mặc luôn có cảm giác mát mẻ. Vì thế, nó cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào quần áo lót, quần áo ngủ, quần áo trẻ em.

Vải thun cá sấu
Vải thun cá sấu được sử dụng khá phổ biến khi may áo đồng phục. Vải thun cá sấu có các loại như: Cá sấu căn kim 65/35, cá sấu thái, cá sấu 2 chiều, cá sâu cotton 100%, hay cá sấu Polyyester thái dệt mỏng.

Các loại vải thun cá sấu có bề mặt đều khá đẹp, dệt đẹp, không khô, ít xù lông nên được ưu tiên để may đồng phục công ty, đồng phục nhà hàng,… Tuy nhiên nó lại có nhược điểm khá lớn là dễ bị bay màu, nhất là những gam màu đậm.

Ưu và nhược điểm của vải cá sấu

blank

Nếu bạn đã từng một lần sử dụng vải này thì chắc chắn bạn biết sự mềm mịn và độ co giãn của chúng tốt như thế nào. Nhưng ngoài một vài ưu điểm như vậy nó còn gì nữa hay không ? Xem qua một số ưu nhược điểm để so sánh nó với các loại vải khác nhé.

Ưu điểm
Mang lại cho người dùng cảm thấy sự mềm mại tự nhiên.
Vải dễ dàng thích nghi với mọi kiểu thời tiết khác nhau vì khả năng tự co giãn của chúng rất cao.
Làm cho người sử dụng luôn cảm thấy dễ chịu và thông thoáng. Bất kể người gầy, người mập hay Nam và nữ đều có thể sử dụng.
Khả năng thấm hút rất cao.
Vải có khả năng đàn hồi cao
Vải có tỉ trọng khá nhẹ.
Nhược điểm
Giá bán vải cá sấu thái tương đối cao nếu được làm từ sợi tự nhiên.
Nếu không sử dụng sợi tự nhiên thì loại vải này mất gần như toàn bộ ưu điểm ở trên. Vì vậy cần lựa chọn đúng loại vải thun cá sấu 100% Cotton, nó là loại vải tốt nhất trong các loại vải thun.

Phân loại vải thun lạnh cá sấu: Có hai phương pháp chính để phân loại thun cá sấu đó là dựa vào độ co giãn của vải và thành phần cấu tạo của nó.

Cách phân loại vải cá sấu lạnh dựa trên độ co giãn

blank

Được chia thành hai loại là vải cá sấu 4 chiều và vải cá sấu 2 chiều.

Vải thun cá sấu 4 chiều là loại vải cao cấp được dệt dựa trên công nghệ may mặc hiện đại. Nguyên liệu để tạo nên loại vải này là sợi bông tự nhiên và sợi Spandex. Trong đó sợi tự nhiên chiếm khoảng 95% còn lại 5% thuộc về Spandex. Cả hai loại sợi này đều là có tính chất thấm hút cao và co giãn tốt.
Vải thun lạnh cá sấu 2 chiều là dòng vải chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Vải 2 chiều rất phù hợp cho các hoạt động thời tiết nắng nóng và cần phải vận động nhiều.
Phân loại vải cá sấu lạnh dựa vào thành phần cấu tạo
Nếu phân loại theo cách này thì có 5 loại bao gồm: Vải thun cá sấu 100 Cotton, 35/65. 65/35, PE và Nylon.

Vải cá sấu 100% Cotton là loại vải làm hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên mang toàn bộ ưu điểm cơ bản của loại vải này. Dòng vải này được dùng nhiều để may quần áo thể thao, đồng phục công ty…Nhược điểm lớn nhất của loại này là dễ bị nhàu, giá thành cao.
Thun cá sấu 35/65 ( vải Cotton tici ) là loại vải khá đặc biệt vì trong cấu tạo của vài này có đến 3 loại sợi bao gồm sợi nhân tạo, sợi tự nhiên và sợi Spandex. Vẫn như thông thường thì Spandex chỉ chiếm 5% còn lại và các sợi tạo nên loại vải Cotton tici. Vải cá sấu 35/65 còn chia ra 2 loại nhỏ là 4 chiều và 2 chiều tất cả đều có ưu điểm không bị nhàu nhưng nhược điểm độ thấm hút, co giãn không quá cao.
Thun cá sấu CVC ( Cotton 65/35 ) cũng gần như loại vải trên nó cũng có 3 loại sợi kết hợp lại với nhau. Nhưng tỉ lể sợi tự nhiên sẽ cao hơn hai loại kia chiếm khoảng 62% tổng số sợi. Bên cạnh đó vải còn có thêm loại 4 chiều và 2 chiều được dùng phần lớn để may áo đồng phục công nhân kỹ thuật vì giá thành không quá cao nhưng sử dụng khá thoáng mát và độ co giãn tương đối tốt.

blank

Vải cá sấu Poly ( Polyester) được tạo từ 95% sợi Polyester và 5% sợi Spandex. Vải có chất lượng khá kém vì độ co giãn, thấm hút đều thấp. Nhưng vải lại có độ mượt khá cao và giá thành cũng khá thấp.
Vải thun cá sấu Nylon trong thành phần cũng có tới 95% sợi Nylon còn lại là Spandex. Tính chất vải này không khác gì so với vải thun cá sấu PE. Vải ít khị bị xù lông khả năng chống thấm nước và bụi bẩn rất tốt.

Cách nhận biết khi mua áo thun cá sấu 100 Cotton
Để phân biệt ta sẽ dựa trên ba cách phổ biến nhất gồm: Dùng cảm giác, khả năng thấm hút, dùng nhiệt độ.

Đối phương phương pháp dùng cảm giác
Ta sẽ dùng tay sờ vào vải thun cá sấu để cảm nhận chất liệu cấu tạo nên vải. Nếu vải mềm,mượt và kéo giãn tốt thì đó là 100% Cotton. Không thì sẽ là các loại khác. Bạn nên xem qua bài viết các loại vải và cách nhận biết từng loại để dễ dàng hơn khi sử dụng phương pháp này.

Phương pháp sử dụng khả năng thấm hút:
Như bạn đã biết những loại vải làm từ sợi tự nhiên sẽ có độ thấm hút cao hơn sợi nhân tạo. Vì vậy bạn có thể dùng nước để kiểm tra xem vải thấm hút nhanh hay chậm hoặc không thấm để đánh giá. Nếu vải thâm hút nhanh thì nó và vải cá sấu 100% Cotton, chậm thì có thể là CVC hoặc TC còn không thì là PE hoặc Nylon.

Dùng nhiệt độ phân biệt vải:
Cách làm này thì bạn chỉ cần biết tính chất của sợi tự nhiên khi cháy hết sẽ không bị vón cục, còn sợi nhân tạo sẽ bị vón cục và có mùi khét của nhựa.

Cách bảo quản và vệ sinh vải cá sấu

blank

Cách bảo quản vải hiệu quả
Không được phép để vải ở những nơi có độ ẩm cao sẽ làm áo thun cá sấu dễ bị nấm mốc, mất thẩm mỹ.
Giặt ngay sau khi sử dụng để tránh mùi hôi bám giữ lâu ngay.
Nên lộn ngược mặt áo để phơi, điều này sẽ làm cho áo không bị bay màu.
Quần áo thun cá sấu 100% Cotton nên ủi ở nhiệt độ vừa phải tránh làm mất tính năng co giãn.
Hưỡng dẫn sử dụng và vệ sinh vải
Sau khi mua về nên giặt bằng tay có ngâm một chút một giặt với nước lạnh.
Hạn chế giặt với những loại quần áo trắng.
Không được giặt vải với nước có nhiệt độ cao.
Không sử dụng thuốc tẩy để làm sạch áo như vậy sẽ làm vải cá sấu bị hư hỏng.
Không dùng các loại nước xả mềm vì vải rất dễ bị mất tính năng co giãn.

Vải thun cát hàn
Cát hàn là vải đa dạng về màu sắc và hoa văn. Nó bao gồm: 92% là Poly, 8% là Spandex. Do vải thun cát hàn có thành phần chính là Poly nên sẽ hạn chế khả năng hút ẩm và thoáng khí của vải. Tuy nhiên, vải thun cát hàn khá dày dặn, đa dạng màu sắc nên khi may trang phục sẽ rất đẹp, bắt mắt người nhìn.

Vải thun da cá
Giống như tên của nó, mặt trong của vải thun da cá có hình như vảy cá. Cũng vì thế mà vải này khá giày, độ bền ma sát tốt, chống nhăn, chống bai xù, nhất là khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Như các loại vải thun khác, vải thun da cá có khả năng đần hồi, co giãn tốt, thích hợp may trang phục cho mọi lứa tuổi.

blank

Thành phần của vải này bao gồm: Cotton và Spandex (thun). Tỉ lệ pha sẽ khác nhau, ví dụ như: vải thun da cá pha cotton 95% và 5 % Spandex để đảm bảo độ bền và cân bằng vải tốt.

Vải thun gân
Nếu bạn không để ý, Khánh Linh khẳng định bạn sẽ lầm tưởng vải thun gân là vải len khi nhìn bằng mắt thường, bởi nó có các sợi dọc trên mặt vải tương tự như vải len. Vải được sản xuất dựa trên 2 chất liệu là: Ploy (92 – 95%) và Spandex (5 – 8%) nên vải khá dày, độ bền cao, bền màu khi giặt, ít nhăn, độ co rút khoảng 3 – 5%

Vải thun mè
Vải thun hạt mè sẽ có nhiều lỗ nhỏ như hạt mè trên bề mặt vải. Điều này sẽ giúp cơ thể thoát ẩm và thoáng khí hơn. Bạn có thể nhìn thấy loại vải này ở các bộ quần áo thể thao, bóng đá hoặc ở những bộ váy, đầm của phụ nữ.

Đặc tính của vải thun
Từ khi ra đời, vải thun ngày càng trở lên phổ biến và ngày nay nó có mặt hầu hết trong các mặt hàng thời trang khác nhau với những ưu điểm và nhược điểm như:

Ưu điểm
Thoáng mát, thấm hút mồ hơi cực tốt
Nếu so với Chiffon hay ren thì điểm này của thun sẽ đánh sập 2 loại vải kia. Quần áo vải thun mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, nhất là những người ra nhiều mồ hôi, lao động chân tay. Ngoài ra, vài này cũng thích hợp dùng trong những ngày hè oi ả vì nó có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như Cotton 100%.

blank

Khả năng co giãn, đàn hồi tuyệt vời
Bên cạnh sự thoải mái, thoáng khí, vải thun còn có khả năng đàn hồi, co giãn rất tốt. Khánh Linh lấy ví dụ thực tế cho bạn hiểu nhé: Bạn mua chiếc áo thun size M là chuẩn, đẹp với dáng người và 6 tháng sau, bạn hơi mập lên một xíu thì khẳng định, bạn vẫn có thể mặc chiếc áo size M kia mà không cảm thấy khó chịu.

Thiết kế, may mặc dễ dàng
Sự sáng tạo không bao giờ là lỗi mốt. Nhưng sáng tạo có mà chất liệu không cho phép thì cũng không thể làm gì được. Vì thế, vải thun luôn là sự chọn lựa của nhiều nhà thiết kế, công ty sản xuất may mặc. Bởi vì, vải thun cho phép họ có thể thỏa thích sáng tạo thiết kế, nhuộm đa dạng màu mà không có nhiều lo lắng.

Đây cũng là niềm vui cho người tiêu dùng. Tại sao? Đơn giản là khi quần áo đa dạng, chúng ta cũng đa dạng chọn lựa màu sắc mình thích mà chất lượng vẫn thế.

Độ bền cao
Độ bền cao chỉ khi vải thun có thêm sự kết hợp của Poly, bởi Poly sẽ giúp thun ít nhăn, ít phai màu, khả năng co rút thấp hơn Cotton. Độ co rút của nó chỉ khoảng 3 – 5% mà thôi.

Giặt giũ, bảo quản dễ dàng
Vải thun có thể giặt trực tiếp bằng tay hoặc bằng máy mà không phải e ngại như một số vải khác. Mặc dù sau khi giặt có chút nhăn nhưng bạn chỉ cần ủi qua một chút là OK.

Nhược điểm
Bất kỳ loại vải nào cũng có ưu và nhược điểm, vải thun cũng như vậy, nó cũng có một số nhược điểm như: Giá thành cao, vải quá dày hoặc có một số loại vải thun làm từ Polyeter có khả năng thấm hút mồ hôi thấp.

Các ứng dụng của vải thun

blank

Trong thiết kế thời trang
Vải thun có độ đàn hồi và khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên được sử dụng nhiều để làm đồ thể thao. Như hình ảnh dưới đây, vải thun được dùng để may quần áo chạy bộ, đạp xe địa hình, thể thao.

Hoặc bạn cũng có thể thấy, vải thun được những cô gái cực kỳ ưa chuộng khi may thành những chiếc áo cộc đơn giản, mát mẻ nhưng cũng chẳng kém phần cá tính và phong cách. Đơn giản là thế mà cũng mang style cực chất phải không nào.

Các cách nhận biết vải thun
Với sự phổ biến của vải thun hiện nay thì tình trạng có hàng giả hàng nhái là không thể nào tránh khỏi. Vì thế bạn cần phải biết cách phân biệt khi di mua vải hay quần áo thun để tránh bị lừa. Những cách nhận biết vải thun như sau:

Bằng mắt thường
Bởi trong vải thun có thành phần là cotton nên nó thường có độ nhám nhất định, hơi xù nhẹ. Còn những sản phẩm có chứa Polyester sẽ không có hiện tượng xù lông, và khi nhìn vào vải bạn sẽ thấy độ bóng nhất định.

Bằng tay
Chất liệu thun tốt là khi bạn sờ vào sẽ có cảm giác mềm mịn, thoáng mát, khi vò sẽ có độ nhăn nhẹ. Nếu bạn dùng lực kéo sẽ thấy vải có độ đàn hồi tương đối cao.

blank

Kiểm tra độ thấm hút ẩm
Vì trong vải thun có thành phần là cotton nên nó sẽ thấm hút ẩm cực kỳ tuyệt vời. Chính nhờ đặc tính này mà người mặc sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi sử dụng loại vải này để may quần áo.

Cách bảo quản quần áo vải thun tốt
Bảo quan vải thun rất dễ dàng, nó không quá khó để làm sạch và bảo quản như chiffon, nỉ, dạ. Cụ thể như sau:

Bạn có thể giặt tay và giặt máy nhưng lưu ý là nên giặt với nước lạnh, nước bình thường là tốt nhất.
Khi giặt nên ngâm chúng một lúc rồi giặt. Điều này sẽ giúp nó bền lâu hơn so với bình thường. Nên bảo quản vải thun ở khu vực thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt vì đặc tính hút ẩm của chúng. Khi quần áo bị bẩn thì hãy loại bỏ vết bẩn đó ngay nếu bạn không muốn sau này nó bị mốc.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận