Vải thun jean là gì? Sự tác động của thuốc nhuộm vải thun lên sức khỏe

Vải jean thun pha 1% sợi tổng hợp. Đây là vải có độ co giãn nhẹ, phom dáng chuẩn thường được các nhà thiết kế sử dụng để may quần jean nam. Vải jean thun pha sợi tổng hợp 2%.

Loại vải này có độ co giãn vừa phải, vừa ôm cơ thể vừa phải vừa mang đến sự quyến rũ, mềm mại. Loại vải này thường được sử dụng để may quần jean nữ.

Đọc tiếp Vải thun jean là gì? Sự tác động của thuốc nhuộm vải thun lên sức khỏe

Chọn chất liệu vải thun may quần áo trẻ em độ bền màu rất cao và thoải mái nhất

Thật ra, việc lựa chọn vải thun để may quần áo cho trẻ sơ sinh cũng không quá cầu kỳ, nhưng chúng ta cần lưu ý chọn những sản phẩm bảo vệ bé an toàn và làm cho bé thoải mái nhất. Vậy chúng ta nên chọn vải thun may quần áo cho trẻ em như thế nào?

Chọn vải thun tốt cho trẻ em

Chọn vải thun tốt cho trẻ em

Lý do thứ 1: Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, mỏng hơn người lớn gấp 3 lần và nhạy cảm hơn người lớn gấp 5 lần. Da mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.

Lý do thứ 2: Nhiệt độ cơ thể của bé khoảng 37C đến 37,5 độ C. Trong giai đoạn đầu đời trẻ thường hay sốt nóng.

Lý do thứ 3: Trẻ em cần ngủ nhiều để phát triển nên hay ra mồ hôi trong lúc ngủ, thường gọi là mồ hôi trộm. Trẻ nhỏ thường đổ mồ hôi trộm nhiều hơn so với người lớn, bởi hệ thống điều chỉnh nhiệt độ còn hoạt động kém. Hơn nữa, tỷ lệ tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể của bé cũng khá cao.

Lý do thứ 4: Mọc mụn sữa: Làn da của trẻ sơ sinh rất dễ mọc mụn. Các nốt mụn này có màu trắng, cứng giống như ngọc trai và có kích thước nhỏ bằng một hạt mè nhỏ. Việc trị mụn tốt nhất là giữ cho trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không cậy, không nặng và để tự rơi ra.

Lý do thứ 5: Một trẻ sơ sinh thường đi tiểu tiện nhiều lần nên cần phải sử dụng loại vải thấm hút nước tốt.

Các loại vải thun may quần áo trẻ em hiện nay

Các loại vải thun may quần áo trẻ em hiện nay

Ưu tiên lớn nhất cho việc chọn chất liệu vải thun may quần áo trẻ em là sự mềm mại và an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ. Sự cọ xát nhẹ, lặp đi lặp lại cũng có thể gây nên tổn thương cho da của trẻ.

Vải thun Cotton

Đây là chất liệu vải thun ưu tiên hàng đầu và được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng, nhất là vải thun cotton 100%. Vì vậy, các bậc cha mẹ thường tin cậy loại chất liệu này nhất. Vải thu cotton mềm, thấm hút cao đảm bảo làn da của bé luôn thông thoáng, mát mẻ. Thành phần từ sợi bông tự nhiên. Trong quá trình dệt, hạn chế việc sử dụng hoá chất để kéo sợi và dệt nên chất liệu Cotton là lựa chọn tốt nhất cho trẻ em.

Vải hữu cơ hoặc Cotton hữu cơ

Chất liệu vải hữu cơ cũng là loại vải được tìm kiếm để dành cho trẻ. Vì những loại vải này hầu như không dùng hóa chất và phân bón để tạo thành, an toàn cao nhất cho việc bảo vệ trẻ. Tuy nhiên loại vải này còn mới tại Việt Nam và giá thành cao nên rất ít người tiêu dùng lựa chọn.

Vải thun Bamboo Rayon

Vải thun Bamboo Rayon

Vải thun bamboo cũng là lựa chọn tốt cho việc may khăn choàng, chăn, mũ nón và quần áo của trẻ. Đây là loại vải có nguồn gốc từ việc điều chế Xenlulose của cây tre. Vải mềm, bền, hút ẩm cao và có khả năng điều chỉnh nhiệt. Tức là giúp mát mẻ vào mùa nóng và ấm áp trong mùa lạnh. Vải thun Bamboo còn phù hợp với da nhạy cảm của trẻ.

Sự khác nhau giữa Rayon Bamboo và Viscose Bamboo

Cả Rayon hoặc Viscose đều được làm từ cellulose từ cây tre. Tuy nhiên hàm lượng đặc tính của tre sau các quá trình xử lý giữ được nhiều hơn trong vải Rayon Bamboo. Và công nghệ xử lý vải Rayon Bamboo thân thiện với môi trường hơn so với Viscose Bamboo. Đồng nghĩa với việc những sản phẩm được làm từ chất liệu Rayon Bamboo sẽ tốt và có độ bền hơn so với vải Viscose rất nhiều.

Đừng lo lắng khi không biết phân biệt như thế nào giữa 2 loại vải. Rayon Bamboo giữ được độ bóng tự nhiên hơn của màu vải hơn so với Viscose và trong quá trình sản xuất cùng gắn nhãn mác bắt buộc phải chứa thông tin % Viscose trong sản phẩm.

Nếu các chàng đang lo lắng về những chiếc quần lót bamboo của mình thì còn chờ gì không ghé Coolmate để tìm cho mình những chiếc quần lót nam bamboo chất lượng và phù hợp.

Ưu điểm của vải Bamboo

Vì tre tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn tốt, chống tia cực tím, thân thiện với môi trường, phân hủy sinh học, thoáng khí mát mẻ và linh hoạt nên sợi vải tre cũng thừa hưởng đầy đủ các đặc tính này.

Kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi

Bản thân cây tre có một loại hợp chất sinh học chống vi khuẩn phát sinh rất tốt là “Bamboo Kun” và trong quá trình tạo thành sợi bamboo được mix cùng với hợp chất Cellulose để tạo nên chức năng chống vi khuẩn, kìm khuẩn và khử mùi tuyệt vời. Một thử nghiệm của Hiệp hội dệt may Nhật Bản cũng khẳng định rằng tính năng kháng khuẩn sẽ vẫn được bảo toàn dù sợi vải Bamboo có trải qua 50 lần giặt.

Đồng thời những hợp chất tốt trong tre được đánh giá ngăn 70% vi khuẩn phát sinh trên vải, chính những khả năng tuyệt vời này đã ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh gây hại, khử mùi hiệu quả, bảo vệ tuyệt đối sức khỏe người dùng.

Thấm hút và thoát mồ hôi

Vải Bamboo có mặt cắt ngang với nhiều lỗ siêu nhỏ giúp tăng khả năng thấm hút và tạo bề mặt thoát nhiệt tốt cho người dùng cảm giác thoải mái nhất khi mặc. Và vì mang đặc tính tự nhiên từ tre là điều hoà thân nhiệt cùng với bề mặt sợi được xử lý kĩ mặc vải Bamboo sẽ tạo cảm giác mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

So với chất liệu Cotton, vải Bamboo có tốc độ thấm hút cao hơn 60% đem đến cảm giác dễ chịu cho người mặc gắp 3 lần so với cải Cotton.

Không gây dị ứng, an toàn cho da

Không gây dị ứng, an toàn cho da

Theo khẳng định tiêu chuẩn Okeo-Text- hệ thống kiểm định chất lượng trong hàng dệt may và tiêu dùng toàn cầu. Vải tre thành phẩm không chứa bất kỳ một loại hoá chất độc hại nào, đặc biệt vải sợi bamboo tự nhiên trơn tru và tròn hơn nên giảm thiểu ma sát với làn da người dùng. Vải bamboo là một loại vải không hề gây dị ứng hay kích ứng làn da, một số người da nhạy cảm dễ gặp phản ứng với vải len hoặc vải từ cây gai dầu nhưng khi sử dụng vải bamboo lại không hề bị kích ứng hay phàn nàn về vấn đề này.

Thân thiện môi trường

Quá trình trồng tre khai thác sợi không hề sử dụng bất kỳ loại phân bón hay thuốc trừ sâu nào nào nên không gây hại cho môi trường sống. Toàn bộ quá trình sản xuất vải Bamboo là khép kín, thân thiện với môi trường sống xung quanh ta. Đặc biệt, việc trồng tre để lấy nguyên liệu sản xuất vải cũng là giải pháp hỗ trợ phủ xanh trái đất một cách hiệu quả.

Bảo vệ dưới tia UV

Vải sợi tre (vải bamboo) có khả năng kháng tia UV một cách hiệu quả giúp bảo vệ làn da người dùng khỏi ánh nắng mặt trời để ngăn chặn bệnh ung thư da nguy hiểm.

Siêu mềm mại và Độ bền cao

Vải bamboo có độ sợi dai và được đan nhiều lớp sợi nên tạo độ bền hơn so với những loại vải khác. Mặc dù nhiều lớp xong những sợi sử dụng được dệt rất nhỏ nên những loại quần áo làm từ bamboo vô cùng mềm, mỏng tạo cảm giác mát và mềm mịn khi sờ vào cũng như sử dụng.

Nhược điểm của vải Bamboo

Vải bamboo có nhiều ưu điểm và là một loại vải tốt nhưng cũng có những nhược điểm đòi hỏi người dùng chú ý và giữ gìn sợi vải:

Dễ bị co sau khi giặt, theo nghiên cứu vải bamboo sẽ bị co 3% sau khi giặt lần đầu tiên. Tuy nhiên việc co này không gây ảnh hưởng qúa nhiều đến form quần áo mà khi mặc vào sợi vải sẽ phẳng ra và vẫn tạo được độ ôm cũng như mềm của sợi vải.

Vải bamboo dễ bị nhăn hơn các loại vải khác đồng thời lâu khô hơn những chất liệu thông thường.

Nên trong qúa trình sử dụng cần chú ý giặt bằng nước lạnh, khuyến khích giặt bằng tay và phơi thường, tránh sấy khô để vải đạt hiệu quả tốt nhất.

Ứng dụng vải Bamboo trong cuộc sống

Ứng dụng vải Bamboo trong cuộc sống

Và cũng vì tính chất đặc biệt của vải bamboo mà nó được ứng dụng trong một số sản phẩm trong cuộc sống:
Quần lót nam, nữ
Tất khử mùi, kháng khuẩn
Đồ trẻ em
Chăn, ga, gối
Thời trang cao cấp

Vải thun Polyester và vải thun Nylon

Hai loại vải này không hút ẩm mà chỉ giúp giữ nhiệt cơ thể nên thường chỉ dùng may áo khoác lạnh cho bé hoặc may chăn mền cho bé vào mùa lạnh. Vì tính chất không hút nước này nên thường được chọn may yếm ăn cho trẻ. Vải thun polyester không khuyến khích may quần áo cho trẻ vì có 1 số hoạt chất hóa học có thể ảnh hưởng không tốt cho da nhạy cảm của trẻ.

Kiểu dệt vải thun may quần áo cho trẻ em

Đối với kiểu dệt của vải thun thì các kiểu dệt dành cho bé cần đơn giản, các chi tiết khít, mềm để đảm bảo an toàn cho bé.

Jersey Single (vải thun trơn thông thường): kiểu vải Single Jersey là kiểu thông dụng nhất cho các mặt hàng vải thun sơ sinh và trẻ em như may quần áo trẻ em, khăn, mũ nón, bao tay bao chân. Vì kiểu dệt này đơn giản, khít, và dễ dàng may vá. Mức độ co giãn và độ ổn định của vải tương đối. Tuy nhiên, kiểu dệt Single Jersey thì thường bị quăng mép vải. Nên người ta thường vắt sổ đường biên với những màu sắc và kiểu dáng đẹp mắt giúp vừa khắc phục khuyết điểm quăn mép vải, vừa làm đẹp thêm cho kiểu may.

Interlock (vải 2 mặt phải): là kiểu vải đẹp, giúp quần áo dày dặn nên loại này giá thành thường cao. Đây cũng là lựa chọn để may quần áo trẻ em cao cấp hơn hoặc các bộ quần áo mặc đi ra ngoài, đi chơi của bé.

Kiểu vải RIB (vải thun gân, bo): Kiểu vải RIB cũng được lựa chọn khá nhiều vì khi lên sản phẩm nhìn rất đẹp. Kiểu RIB sẽ không làm quăn mép vải, co giãn tốt và thoải mái cho bé. Kiểu RIB có thể dùng may mũ nón, quần áo, bao tay chân, tã…Lưu ý là chỉ chọn những RIB có đường gân nhỏ như Rib 1×1 để phù hợp với trẻ sơ sinh.

Kiểu dệt vải thun may quần áo cho trẻ em

French Terry (vải thun vảy cá): kiểu dệt này khá được yêu thích để may quần áo, mũ nón, khăn tắm, khăn mặt cho bé. Vì các đường vảy cá giúp vải có tính hút ẩm rất cao phù hợp với đặc tính hay ra mồ hôi của trẻ. Với trẻ nhỏ thì chỉ nên chọn mắt dệt mini terry (vảy cá con).

Fleece (vải thun nỉ): kiểu vải lông Fleece thường dùng may áo khoác ngoài và chăn mền. Việc cào lông trên mặt vải giúp vải giống lông cừu, giữ nhiệt cho bé rất tốt.

Bác sĩ da liễu luôn khuyên phụ huynh nên chọn vải sợi cotton 100% để may trang phục cho các bé vì loại vải này mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nhất, thông thoáng, không chứa nhiều chất hóa học. Tuy nhiên các loại vải thun lạnh hiện nay dù 100% cotton thì cũng sử dụng phẩm nhuộm màu nhuộm mà các bé thì lại cần phải được an toàn. Vậy thì chọn loại vải màu như thế nào đây?

Hiện nay quần áo trẻ em chủ yếu được nhuộm bằng các loại phẩm màu như azo, có khả năng chuyển hóa thành những hợp chất thơm, có nồng độ pH cao, nếu xử lý kém các hợp chất amin thơm sẽ tồn tại trong sản phẩm sau khi nhuộm gây ra triệu chứng đau đầu, thiếu máu, giảm thị lực.

Nên giặt quần áo trước khi cho bé mặc, nếu nhận thấy quần áo bị phai màu (ra thuốc nhuộm), cần giặt lại nhiều lần cho đến khi thật sạch. Đây là những bí quyết và kinh nghiệm quan trọng khi mẹ chọn mua các loại quần áo bằng vải thun cho trẻ em nhất là các bé sơ sinh.

Lưu ý khi chọn quần áo cho trẻ em

Lưu ý khi chọn quần áo cho trẻ em

Ngoài việc chọn chất liệu vải thun tốt cho trẻ, thì các bạn cần lưu ý đến màu sắc, kiểu may và phụ kiện đi kèm trên quần áo.

Màu sắc, hoa văn trên quần áo

Màu sắc và hoa văn trên quần áo của trẻ cần đơn giản, tránh lạm dụng hóa chất độc hại.

Những màu sắc sáng, nhẹ nhàng như trắng, vàng nhạt, xanh nhạt, hồng nhạt,…rất phù hợp với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh vì cha mẹ dễ phát hiện ra quần áo trẻ bị dơ và thay ngay.

Hoa văn và màu sắc càng tối giản cảng tốt sẽ giúp hạn chế 1 lượng hóa chất, thuốc nhuộm không tốt, gây ảnh hưởng da của trẻ.

Những màu sắc, hoa văn nhẹ nhàng còn giúp bé ngủ ngon hơn và tránh kích thích thị giác của bé.

Về khía cạnh chủ quan, các bậc cha mẹ cũng thích chọn những sản phẩm màu sắc nhẹ và sáng vì họ thấy các bé con sạch sẽ, thơm tho như 1 thiên thần.

Kiểu may và phụ kiện trên quần áo

Về kiểu dáng, trẻ em cần những trang phục thoải mái, rộng rãi, dễ vận động, không bó chặt cổ, cổ tay, cổ chân, bẹn…vì tránh trẻ bị hăm, lở, gây cản trở việc lưu thông máu và phát triển của bé.

Các đường may, phụ kiện sử dụng cũng cần đơn giản và không nhiều chi tiết.

Với trẻ em và nhất là trẻ sơ sinh, cha mẹ rất ngại chọn những sản phẩm có khóa, dây kéo, mạ kim loại sắt nhọn, thô, không đều vì có thể gây hại cho trẻ và các trẻ khác chơi cùng nên cần hạn chế chọn lựa để may quần áo cho trẻ.

Các đường chỉ thừa cũng cần được cắt gọn vì da và khớp tay, khớp chân của bé rất mong manh.

Ưu nhược điểm vải cotton tixi

Ưu nhược điểm vải cotton tixi

Vải thun tixi hay còn gọi là vải thun tici là loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chuyên sử dụng để sản xuất quần áo thời trang, chăn, ga, áo gối, rèm cửa… Vậy có bao giờ bạn thắc mắc, tự hỏi rằng: Vải tixi là gì? Ưu nhược điểm của vải tixi là gì?

Vải tixi là gì?

Mặc dù vải thun tixi được sử dụng rất phổ biến rộng rãi hiện nay, thế nhưng vẫn có nhiều người thắc mắc về vải thun tixi là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé:

Vải tixi hay còn gọi là vải tici (TC) là vải thun được làm bằng phương pháp dệt kim, với 2 thành phần chính là sợi cotton(35%) và sợ Polyester(65%), nên vải tixi còn được gọi là vải thun 65/35. Ngoài ra, trong quá trình dệt vải tixi, người ta còn thêm vào một ít sợi spandex(3-5%) để tăng độ co giãn cho vải, tỉ lệ pha thêm sợ spandex còn tùy thuộc vào việc sản xuất vải 2 chiều ít co giãn hay vải 4 chiều co giãn tốt.

Đặc điểm của vải thun tixi là gì?

Do vải thun tixi được dệt bằng phương pháp dệt kim, mắt vải rất khít, đồng thời có độ co giãn, đàn hồi rát tốt, rất phù hợp sử dụng để sản xuất quần áo thời trang (rất thích hợp may quần áo thể thao), tạo cảm giác mềm mại, thoáng mát, dễ chịu.

Ưu điểm nổi bật của vải thun tixi là gì? Đó là có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao… vì nhờ sự kết hợp giữa sợi cotton và sợ Poly. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất còn sáng tạo ra các loại vải tixi có tỉ lệ pha khác nhau như: Vải tixi 35% cotton – 65% Poly, tixi 65% cotton – 35% Poly, tixi 80% cotton – 20% Poly hoặc, tixi 40… Nhưng trong đó, vải tixi 30, tixi 40 là được sử dụng nhiều nhất vì chất lượng tốt và giá cả vừa phải.

Về độ dày mỏng, vải thun tixi được chia thành 4 loại: Vải tixi dày, vải tixi mỏng và vải tixi 40, trong đó:

Vải tixi dày: là loại vải 65% Poly và 35% cotton, vải có chất lượng tốt, độ bền cao, trọng lượng vải khoản 1kg/2 mét vuông, rất phù hợp sử dụng để may quần áo mùa đông.

Vải tixi mỏng: được cán mỏng hơn vải tixi dày và có trọng lượng 1kg/3 mét vuông. Vải cũng có thành phần tương tự vải tixi dày, nhưng được dệt mỏng hơn để phù hợp với thời tiết mùa hè khô nóng.

Vải tixi 30: Đây là loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có trọng lượng là 1kg/2,7-2,9 mét vuông. Tỉ lệ thành phần trên vải TC vẫn là 35% cotton và 65% polyester.

Vải tixi 40: là loại vải cao cấp hơn các loại vải tixi khác, bề mặt vải láng mịn và nhẹ hơn. Vải này gần giống với vải thun 100% cotton nhưng giá thành rẻ hơn vải. Do vải chất lượng tốt nên rất phù hợp sử dụng làm quần áo thời trang cao cấp, đồ trẻ em.

Độ co giãn của vải: Để tăng độ đàn hồi của vải, khi dệt người ta cho thêm sợi spandex(3-5%). Tùy thuộc vào tỉ lệ sợi spandex và cách dệt mà vải thun tixi có độ co giãn 2 chiều và 4 chiều, phù hợp sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau.

Ưu diểm của chất liệu tixi là gì?

Ưu diểm của chất liệu tixi là gì?

Chất liệu vải thun tixi được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay, nó được dùng để may quần áo thời trang, đồng phục,đồ bơi, chăn, ga, áo gối… Bởi vì vải tixi mềm mại rất giống vải cotton, giá rẻ hơn hẳn, nhiều màu và có độ bền cao.

Chất liệu tixi là vải pha giữa sợi cotton và Poly nên nó có ưu điểm của cả 2 loại sợi này. Thành phần cotton khiến cho vải khá mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Còn thành phần sợi Poly làm cho vải có độ bền cao hơn, cầm màu tốt, chống nhăn… Những điều này rất cần thiết để may các loại quần áo đẹp, chất lượng tốt.

Chất liệu vải tixi có rất nhiều màu sắc khác nhau để khách hàng chọn lựa(gần 60 màu). Đặc điểm của loại vải này là có độ bền màu rất cao, màu sắc trên vải cũng rất tương sáng.

Giá bán vải thun tixi trên thị trường khá rẻ, chỉ giao động từ 85 – 100k/kg. Mức giá khá rẻ, đồng thời chất lượng tốt đã khiến cho vải tixi được sử dụng phổ biến rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực may mặc.

Chất vải cotton lạnh là gì?

Vải thun tixi được biết đến là rất thích hợp để may quần áo thể thao, cạnh tranh trực tiếp với vải thun cotton lạnh. Vậy vải thun cotton lạnh là gì? Nó có giống với vải tixi không? Nếu như bạn đang thắc mắc điều này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ qua về loại vải thun lạnh nhé.

Vải cotton lạnh là loại vải sử dụng phổ biến trong lĩnh vực may quần áo thể thao. Thành phần vải thun lạnh là 100% sợi PE, có pha thêm 2-5% sợi spandex để tăng thêm độ co giãn. Đặc điểm của vải cotton lạnh là bề mặt vải nhãn bóng, rất mịn và không có lông, 2 mặt vải hoàn toàn giống nhau(không có mặt trái). Ứng dụng của vải cotton lạnh là may quần áo thể thao, đồ bơi, làm áo khoác, khẩu trang khán khuẩn, chăn, ga, áo gối, rèm cửa…

Các loại vải thun lạnh may quần áo thể thao quần dài lưng thun

Không chỉ riêng chị em nữ giới, phái mạnh thời hiện đại cũng vô cùng chỉn chu và chăm chút cho vẻ ngoài từ mái tóc, làn da đến những bộ quần áo họ mặc mỗi ngày. Ngoại hình đẹp giúp chàng thu hút ánh nhìn, tạo thiện cảm ngay từ những giây phút đầu tiên nên các chàng chỉ cần tìm hiểu gu bạn trai của crush là gì, phối đồ ra sao và nở một nụ cười là chắc chắn cưa đổ người ta rồi.

Hướng dẫn chọn dáng quần phù hợp với cơ thể

Hướng dẫn chọn dáng quần phù hợp với cơ thể

Quần baggy cho dáng chân chữ X, chân vòng kiềng. Với thiết kế rộng ở phần hông, thu nhỏ dần về phía ống quần ưu tiên về sự thoải mái, tạo cảm giác đôi chân trông dài hơn và thon thẳng hơn. Dáng quần baggy có thể áp dụng cho đa số tạng người từ dáng quả táo, quả lê. Tuy nhiên, những người có thân hình quá nhỏ bé sẽ không phù hợp với dáng quần này.

Quần Jogger với thiết kế rộng không ôm sát chân và bo gấu, giúp những người gầy che được khuyết điểm, tôn đôi chân thẳng và khỏe khoắn. Nếu form baggy dễ dàng sử dụng cho nhiều đối tượng, thì Jogger lại hơi kén dáng. Những người hơi mập không nên mặc kiểu quần này vì nhìn sẽ có vẻ luộm thuộm, không gọn người.

Quần ống suông, ống rộng đang hot trở lại vì form quần cứng, không bị xù dáng. Chúng khắc phục được nhược điểm của hai loại quần trên: form quần được giữ ổn định nên trông chân thẳng hơn, dài và thon hơn.

Quần dài, áo len bó và măng tô dài

Công thức mix đồ chuẩn Hàn Quốc với tạo hình soái ca ngôn tình chưa bao giờ hết hot. Những ngày thời tiết lạnh như Hà Nội mùa này, hãy sắm thêm một chiếc măng tô dài vừa giữ ấm mà lại giúp bạn trở nên chững chạc, thu hút hơn trong mắt các chị em. Kết hợp quần jogger, áo hoodie hoặc áo len với giày sneaker đều được, tổng thể rất bảnh mà vẫn năng động. Trang phục thích hợp cho bạn mặc ở nhà và đi ra ngoài, nếu lười quá, không cần thay đồ ngủ đâu, vì outfit này đủ thoải mái và ấm áp để bạn có thể lên giường ngủ rồi.

Quần đũi dài và áo len cổ lọ với áo phao khoác ngoài

Quần đũi dài và áo len cổ lọ với áo phao khoác ngoài

Chán màu trơn đơn điệu, tại sao không thử tìm một chiếc quần dài họa tiết caro lạ mắt, một đôi slip – on hay sneaker cổ điển đều tuyệt vời, bên trong là áo len cổ trụ, bên ngoài mặc áo phao tạo nên một vẻ ngoài vô cùng trẻ trung, năng động, giúp bạn có một chuyến picnic dễ chịu, không gò bó mà vẫn đảm bảo ấm áp khi ở ngoài trời. Diện bộ này đi, bạn chỉ cần đứng im mặc kệ người đời tranh chỗ chụp ảnh thì bạn vẫn trở thành trung tâm của sự tỏa sáng. Gợi ý cho bạn một số phụ kiện đi kèm có thể thêm vào như mũ len, găng tay màu đen thời thượng.

Áo len cổ tim kết hợp với sơ mi

Sơ mi kết hợp với áo len cổ tim bạn có thể mặc quần jeans hay thun ống rộng kết hợp với một đôi sneaker đế cao từ 2 – 3cm sẽ giúp đôi chân bạn dài hơn đặc biệt phù hợp với bạn nam nào hơi thấp một chút. Muốn tạo hình ngầu, bad boy, các bạn có thể chuyển sang một đôi boot cao cổ. Hãy chọn một chiếc quần có form cứng cáp, nhưng vải phải mềm, ví dụ như quần thun ống rộng của jacklane để có những trải nghiệm khó quên. Kiểu phối đồ này giúp người mặc trở nên gần gũi và thân thiện, tạo cảm giác nhanh nhẹn, không bị gò bó hay khó chịu. Đây là cách kết hợp phổ biến của các nam sinh Hàn Quốc với áo len cổ tim gile để lộ phần cổ và tay áo cộng với chiếc quần hack chiều cao sẽ tạo cảm giác gầy và cao hơn. Mách bạn, mặc nhiều lớp áo giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn mặc một chiếc áo phao to uỵch.

Vải thun lạnh thể thao là gì?

Vải thun lạnh thể thao là loại vải có thành phần 100% sợi poly hoặc nylon, vải dệt kiểu interlock nên bể mặt vải bóng loáng, có 2 mặt hoàn toàn giống nhau, đặc biệt vải không có lông và không bị đổ lông trong quá trình sử dụng.

Vải được dệt bằng 2 cây kim đan để tạo ra những đường nổi và những rãnh chìm xen kẽ nhau chạy dài trên mặt vải, điểm khác biệt giữa kiểu dệt interlock và kiểu dệt borip là đường nổi và rãnh chìm rất nhỏ và mịn, mũi dệt dày dặn và chắc chắn hơn.

Vải thun lạnh thể thao co giãn 4 chiều, được làm từ sợi polyester nhân tạo nên có khả năng khán nước, thoát ẩm tốt, nhanh khô nên được sử dụng phổ biến để sản xuất quần áo thể thao, đồ thời trang cho nữ và một số lĩnh vực khác trong đời sống.

Vải thun lạnh thể thao là gì?

Vải thun lạnh thể thao là loại vải có thành phần 100% sợi poly hoặc nylon, vải dệt kiểu interlock nên bể mặt vải bóng loáng, có 2 mặt hoàn toàn giống nhau, đặc biệt vải không có lông và không bị đổ lông trong quá trình sử dụng.

Vải được dệt bằng 2 cây kim đan để tạo ra những đường nổi và những rãnh chìm xen kẽ nhau chạy dài trên mặt vải, điểm khác biệt giữa kiểu dệt interlock và kiểu dệt borip là đường nổi và rãnh chìm rất nhỏ và mịn, mũi dệt dày dặn và chắc chắn hơn.

Cách nhận biết vải thun lạnh thể thao

Cách nhận biết vải thun lạnh thể thao

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết vải thun lạnh thể thao qua những đặc điểm nổi bật sau đây:

Vải thun lạnh thể thao có khả năng co giãn 4 chiều, tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người sử dụng.

Bề mặt vải thun lạnh thể thao trơn bóng, láng mịn, khi sờ tay vào sẽ có cảm giác rất mát lạnh.

Vải có khả năng khán nước, thoát ẩm rất tốt, nhanh khô nên được sử dụng nhiều để may đồ thể thao, đặc biệt, vải rất ít bị nhăn, bám bẩn trong quá trình sử dụng.

Vải thun lạnh được làm từ sợi tổng hợp nên độ bền rất cao, bền trong nước, vi khuẩn, ánh sáng.

Vải thun lạnh có mát không?

Hiện nay có rất nhiều bạn thắc mắc “vải thun lạnh mặc có mát không?”, thật ra vải thun lạnh mặc rất thông thoáng, mát mẻ nếu như không hoạt động nhiều hay ra mồ hôi. Bởi vì vải thun lạnh được làm hoàn toàn từ sợi tổng hợp nên không có khả năng hút ẩm tốt như vải cotton, nhưng bù lại có khả năng thoát ẩm rất tốt, nhanh khô và không bị bết dính khi ra mồ hôi nhiều.

Vải thun lạnh may quần áo thể thao có 2 loại chính đó là vải thun lạnh 2 chiều và thun lạnh 4 chiều. Cả hai đều giống hệt nhau về chất liệu, màu sắc và kiểu dệt. Tuy nhiên, trong vải thun lạnh 2 chiều, người ta lượt bỏ sợi co giãn spandex bên trong để giảm giá thành sản phẩm.

Nói chung, vải thun lạnh thể thao 4 chiều mặc mát mẻ, mềm mại hơn vải thun lạnh 2 chiều. Tuy nhiên, mỗi loại cũng có đặc tính riêng và được sử dụng trong từng mục đích khác nhau.

Ứng dụng vải thun lanh thể thao

Ứng dụng vải thun lanh thể thao

Chất liệu vải thun lạnh thể thao mềm mại và có độ co giãn tốt nên được ứng dụng nhiều để may đồ thể thao, đồ trẻ em, đồ mặc ở nhà như: Áo ba lỗ, đầm 2 dây, đồ ngủ,…

May quần áo cho nữ: Vải thun lạnh khá gần gũi với phái nữ, giúp tôn lên vóc dáng, làng da cho người mặc, vải thường dùng để may áo váy dầm, đồ bộ, đồ ngủ,…

May đồ thể thao: Vải thun lạnh được ứng dụng nhiều để may đồ thể thao cho nam giới. Vì vải thun lạnh mỏng nhẹ, khán nước, thoát ẩm rất tốt nên giúp cơ thể người mặc luôn thông thoáng, nhẹ nhàng khi di chuyển. Đặc biệt, vải không bị bết dính khi ra mồ hôi nhiều.

May đồ trẻ em: Ứng dụng phổ biến nữa của vải thun lạnh thể thao là may đồ trẻ em như: áo thun, áo 2 lỗ, đầm trẻ em,…

Tại sao nên chọn vải thun thể thao may đồ?

Điểm chung của các hoạt động thể thao là hoạt động liên tục, ra mồ hôi nhiều nên cần sử dụng các loại quần áo hỗ trợ thích hợp, cụ thể là mặc phải thoải mái, không vướn víu, độ bền cao, thấm hút mồ hôi hay thoát ẩm tốt. Thường thì vải thun được lựa chọn để may đồ thể thao phổ biến nhất, bởi vì nó có khả năng co giãn, độ bền cao và ôm sát cơ thể.

Vải thun cotton may đồ thể thao

Ưu điểm

Vải thun cotton may đồ thể thao

Vải thun cotton có khả năng hút ẩm tốt, phù hợp với hầu hết điều kiện thời tiết nên rất phù hợp sử dụng để may đồ thể thao luyện tập. Vải cotton mặc rất mềm mại, thoải mái khi vận động, lại có độ bền khá cao. Tuy nhiên, vải cotton 100% khá thô cứng nên thường được pha thêm 3-8% sợi spandex để tăng độ mềm mại, co giãn cho vải.

Nhược điểm

Giá thành vải cotton khá cao, chỉ phù hợp may đồ thể thao cao cấp.
Vải cotton có khả năng hút nước nên không phù hợp sử dụng trong các hoạt động thể thao dưới nước, hay ra mồi hôi nhiều, sẽ làm vướn víu cho người sử dụng.

Vải thun PE may đồ thể thao

Ưu điểm

Sản phẩm quần áo may bằng vải thun PE nhân tạo không có khả năng thấm hút mồ hôi như vải cotton, nhưng bù lại thì vải khá rẻ, bề mặt vải trơn bóng, có độ bền rất cao, thoát ẩm rất tốt, không lưu lại mồ hôi trên áo, không bị bết dính khi ra mồi hôi nhiều, màu sắc rất đẹp, không bị xù lông, có khả năng chống nhăn, khán khuẩn cực kỳ tốt. Nhờ những ưu điểm đó mà các loại vải thun PE được sử dụng rất phổ biến để may quần áo thể thao các loại.

Nhược điểm

Vải có khả năng hút nhiệt nên mặc lâu sẽ có cảm giác nóng.

Các loại vải thun thể thao và giá bán

Hiện nay có rất nhiều loại vải được sử dụng để may đồ thể thao nam nữ, trẻ em, nhưng sử dụng chủ yếu nhất là các loại vải sau đây:

Vải thun interlock thể thao

Vải thun interlock thể thao

Vải interlock( còn được gọi là vải siu, vải silk) là loại vải được làm từ tơi nhân tạo, có một mặt phải trơn bóng láng và một mặt trái hơn nhám một chút. Đặc điểm của vải interlock là mỏng nhẹ, khó nhàu rách, có khả năng chống nước, thoát ẩm, nhanh khô. Vải interlock có độ rũ và bắt màu in nhuộm tốt nên rất phù hợp sử dụng để may quần áo thể thao.

Vải thun lạnh thể thao

Vải thun lạnh cũng được dệt bằng 100% sợi PE, có pha thêm 3 – 5% sợi spandex để tăng độ đàn hồi cho vải. Vải thun lạnh có 2 mặt hoàn toàn trơn bóng giống nhau, vải không có lông và không đổ lông trong quá trình sử dụng. Vải thun lạnh có khả năng thoát ẩm và độ bền cực tốt, màu in trên áo tươi sáng nên rất phù hợp sử dụng để may quần áo thể thao.

Vải thun mè thể thao

Vải thun mè là loại vải xốp nhẹ, bề mặt ngoài có rất nhiều rãnh nhỏ như hạt mè, giúp cho vải thông thoáng hơn. Thành phần chính của vải thun mè là 100% sợi polyester hoặc có pha thêm sợi PC, đặc biệt, vải thun mè không pha thêm sợi spandex để tăng độ đàn hồi cho vải.

Vải thun poly thể thao

Vải thun poly thể thao

Vải poly là loại vải dệt từ sợi poly hoặc nylon sơ dài, vải poly có độ bền rất cao, bề mặt vải trơn bóng không có lông và cũng không bị đổ lông trong quá trình sử dụng. Vải poly được ưu tiên sử dụng để sản xuất quần áo thể thao, chăn ga, vỏ gối,…

Vải thun lụa CD thể thao

Vải thun lụa CD là loại dệt từ 100% sợi polyester vải chuyên sử dụng để sản xuất quần áo thể thao có độ co giãn cao, vải có độ mềm mượt, láng mịn, khán khuẩn, khử mùi, chống bám bẩn rất tốt, bền trong môi trường nước, ánh sáng.

Với bất cứ môn thể thao nào cũng vậy, để việc tập luyện đạt hiệu quả nhất, chúng ta không thể xem thường tầm quan trọng của bộ quần áo thể thao. Khi bạn chơi bóng đá, một set đồ thể thao bóng đá không chỉ giúp bạn và đồng đội dễ dàng nhận ra nhau trên sân cỏ, mang tính đồng đội hóa cao mà còn giúp bạn tự tin có những bước chạy sải dài và hoạt động khác trong trận đấu. Khi bạn tập luyện bóng rổ, một áo thể thao nam và quần chuyên dụng cho môn thể dục này cùng đôi giày bóng rổ chất lượng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong từng bước chuyền bóng.

Vải thun lụa CD thể thao

Đối với Gym cũng vậy, bộ quần áo thể thao tập gym thoải mái, vừa vặn, hút ẩm tốt chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất khi đến phòng tập. Và ngược lại, nếu bộ đồ tập gym bạn mặc trên người quá rộng hoặc quá chặt hay không hút mồ hôi tốt, chắc chắn sẽ khiến bạn phải trải qua sự khó chịu trong suốt quá trình tập, gây ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện của bạn. Vậy, nên chọn quần áo tập gym như thế nào?

Cách chọn áo tập gym nam

Khi tìm kiếm bộ quần áo thể thao cho nam, một chiếc áo tập Gym chắc chắn sẽ là điều mà các bạn nên tiến hành tìm kiếm và chọn lựa đầu tiên. Đây là sản phẩm dễ chọn và cũng dễ mua nhất, bạn hoàn toàn có thể mua chúng ở bất kỳ cửa hàng quần áo thể thao nào.

Ưu tiên yếu tố vừa vặn với cơ thể

Trước tiên, bạn cần chọn một chiếc áo phông vừa vặn nhất để bạn có thể thoải mái hoạt động ở phòng tập thể hình. Chúng ta đều biết rằng, tập luyện sẽ làm cho cơ thể ra rất nhiều mồ hôi. Vì thế, một chiếc áo quá chật hoặc quá rộng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện của bạn.

Nếu áo thun thể thao tập gym quá chật, bạn sẽ khó cử động, khiến máu khó lưu thông trong cơ thể và gây nên sự bí bách trong suốt quá trình tập luyện. Nếu áo quá rộng, khi tập luyện, áo có thể mắc vào một số dụng cụ tập gym và gây nên sự chấn thương không đáng có cho bản thân.

Quan tâm đến chất liệu của áo thun

Quan tâm đến chất liệu của áo thun

Chất liệu của áo thun đen tay lỡ trong bộ quần áo thể thao nam cũng là yếu tố mà các bạn cần phải quan tâm hàng đầu nhé. Một chiếc áo tập thoáng khí và thoát ẩm tốt là lựa chọn hàng đầu của bạn. Nó sẽ không chỉ giúp bạn có cho mình một bộ đồ tập gym nam hoàn hảo nhất mà còn giúp cho việc tập luyện tốt hơn.

Polyester

Polyester là một trong những loại vải thể thao phổ biến nhất và cũng là loại vải được khuyên nên dùng cho tập luyện thể thao, đặc biệt là bộ môn thể thao Gym. Bạn có thể tìm thấy nó trên nhãn của bất kỳ quần áo thể thao nào vì những ưu điểm tuyệt vời của nó.

Polyester nhẹ, bền, chống nhăn, thoáng khí và không thấm nước. Khi tập luyện thể thao, mồ hôi tiết ra từ cơ thể có thể nhanh chóng bị bốc hơi thay vì bị hấp thụ vào vải. Polyester cũng có khả năng chống tia cực tím và hoàn toàn có thể được sử dụng làm chất cách điện khi bị ướt.

Những đặc điểm tuyệt vời này giúp Polyester trở thành lựa chọn hoàn hảo cho những bộ quần áo thể thao, đặc biệt trong những ngày thời tiết oi bức, khó chịu. Tuy nhiên, loại vải này có nhược điểm đó là nó không khô nhanh như những loại vải khác.

Cotton

Cotton cũng là vải được sản xuất nhiều cho bộ áo quần thể thao nam tập Gym. Chất vải Cotton tạo ra ít mùi hôi sau tập luyện hơn Polyester nhưng vẫn có một số nhược điểm riêng khiến bạn phải cân nhắc trước khi mua nhé.

Vải Cotton thấm nước và sẽ thấm hút tất cả độ ẩm từ cơ thể bạn nên nó sẽ gây sự khó chịu, bí bách và khiến bạn cảm thấy “nặng” hơn. Đây là lý do tại sao khi mua quần áo tập gym, bạn không nên mua những sản phẩm được làm 100% cotton. Tất cả mọi thứ từ áo thun, tất cho đến bộ quần áo nỉ thể thao nam của bạn có khả năng trở nên cực kỳ ẩm ướt nếu bạn mặc đồ cotton 100% cho những bài tập luyện cường độ cao.

Bamboo (Vải tre)

Bamboo (Vải tre)

Vải tre là một loại vải mới xuất hiện trong thời gian gần đây và nó nhanh chóng trở thành lựa chọn của nhiều nhãn hàng cũng như khách hàng bởi tính thân thiện với môi trường vì nó được sản xuất tự nhiên. Sợi tre có trọng lượng rất nhẹ và hút ẩm ẩm tốt, làm cho nó trở thành một trang phục thể thao không mùi.

Sợi tre cũng có khả năng bảo vệ làn da của bạn, chống lại sự tác động của tia UV nếu như bạn tham gia các hoạt động ngoài trời. Không chỉ là loại chất liệu thích hợp cho những bộ quần áo thể tham nam tập gym mà nó cũng phù hợp cho trang phục chạy marathon, các lớp yoga nóng,…

Gore-Tex

Gore-Tex là một vật liệu hỗn hợp không chỉ được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất quần áo tập gym như áo khoác, mà còn cả giày chạy bộ. Chất liệu này có một lớp được phủ lên trên làm cho nó thoáng khí và không thấm nước.

Gore-Tex là một chất liệu thoáng khí và là lựa chọn tốt nhất cho tập luyện cường độ cao, đặc biệt là bộ môn Gym. Về cơ bản, lớp phủ bên ngoài không thấm nước nhưng cho phép mồ hôi của bạn bay hơi. Do đó, vật liệu này là một lựa chọn tốt cho áo khoác thể thao nam.

Polypropylen

Polypropylen là một loại vải được làm từ nhựa. Loại vải này có khả năng chống nước hoàn toàn, nghĩa là ngay cả khi mồ hôi chảy ra ở lớp ngoài của quần áo, vải sẽ không bị ướt từ bên trong. Vật liệu này có thể được sử dụng như một loại vải độc lập cũng như một lớp lót bên trong cùng với một loại vải khác.

Form áo rộng rãi từ chất liệu vải Lycra loại vải thun thịnh hành

Có thể bạn biết rằng, Lycra được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường tận những đặc điểm, tính chất của loại vải này.

Độ đàn hồi tốt: Tính đàn hồi chính là ưu điểm tuyệt vời và nổi bật nhất của loại vải này. Chúng có kgar năng co giãn rất tốt, nhanh chóng phục hồi lại hình dạng ban đầu.

Độ bền cao: Những trang phục từ vải Lycra có độ bền rất tốt. Bởi thế, bạn không phải quá lo lắng tới việc thay đồ thường xuyên, tiết kiệm được tiền bạc 1 cách tối ưu nhất.

Những trang phục từ vải Lycra có độ bền rất tốt

Độ mềm mại, sắc nét: Vải Lycra có độ mềm rất cao. Do đó, chúng phù hợp để sản xuất các loại áo Jacket. Quần áo luôn được bền bỉ, mềm mại và sang trọng hơn rất nhiều, không dễ dàng bị biến dạng.

Khả năng chống nhăn tốt: 1 ưu điểm nữa của loại vải này chính là khả năng chống nhăn tốt. Quần áo làm bằng vải Lycra, bạn không cần lo tới những vết nhăn làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Hút ẩm tốt, nhanh khô: Chất liệu vải Lycra rất hút ẩm. Điều này khiến người dùng cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng. Hơn thế, chúng cũng rất nhanh khô, không để lại mùi hôi hay gây mùi khó chịu.

Ứng dụng của vải Lycra

Ứng dụng của vải Lycra

Hầu hết các loại trang phục hiện nay đều có thành phần của sợi Lycra. Tùy theo tính chất sản phẩm, nhà sản xuất sẽ pha tỷ lệ Lycra nhất định sao cho sản phẩm mang đến độ bền và sự bền bỉ tối đa nhất.

Lycra được ứng dụng phổ biến trong ngành may mặc. Vải Lycra được dùng để may đồ bơi, đồ múa bale, đồ thể thao, tất…

Ngoài ra, Lycra kết hợp với các loại sợi khác cũng được ứng dụng rất phổ biến. Cụ thể như:

Vải thun Lycra Nylon: được kết hợp từ sợi Nylon và sợi Lycra. Chúng có đặc điểm là sáng và rất bền. Người ta thường sử dụng chất liệu bày để may quần áo dự tiệc, quần áo thời trang để thu hút sự chú ý của người nhìn.

Vải thun Lycra Cotton: Được kết hợp giữa sợi Cotton và sợi Lycra. Ưu điểm lớn nhất của loại vải này là hút ẩm tốt, không nhăn, tạo tính thẩm mỹ cao. Chất liệu Lycra Cotton thường được sử dụng rất nhiều để may trang phục thường ngày, may đồ dã ngoại. Sản phẩm tạo được sự thoải mái tối ưu nhất cho người mặc.

Vải thun Lycra Len: Được kết hợp giữa sợi len và sợi Lycra. Lycra len được ứng dụng rất nhiều trong việc may quần áo ấm mùa đông. Độ giữ nhiệt của sản phẩm rất tốt, không gây bí bích hay khó chịu.

Ưu điểm

Khả năng đàn hồi co giãn tuyệt diệu

Theo kết quả nghiên cứu thí nghiệm đối với các sợi vải thì sợi spandex có khả năng giãn tối đa gấp đến 5 lần so với kích thước ban đầu. Thật khó có thể tìm được loại vải nào có khả năng co giãn tốt đến vậy.

Mềm mại, thoải mái và nhu cầu bức thiết của con người khi mặc áo. Vải spandex ra đời đã giải quyết được nhu cầu bức thiết về trang phục của con người

Cảm giác mỏng nhẹ, mềm mại cho da

Cảm giác mỏng nhẹ, mềm mại cho da

Người ta sử dụng tên vải thun để đặt cho loại vải này vì cảm giác mềm mại, mỏng nhẹ mà nó đem lại. Nhờ điều này mà có rất nhiều mẫu áo thun được làm riêng cho phái đẹp. Những mẫu áo này thường sẽ được làm ôm bo để tăng thêm nét quyến rũ cho người mặc.

Đội bền vải tối ưu

Một ưu điểm nữa giúp vải spandex trở nên phổ biến hơn là vải rất dễ vào phom dáng và phẳng phiu khi được là phẳng. Ngoài ra, vải spandex cũng giữ màu khi nhuộm rất tốt và giúp hình in được giữ chặt trên bề mặt vải bền bỉ theo thời gian.

Nhược điểm

Vải spandex thường chỉ được dùng với tỷ lệ nhỏ bởi vì vải có giá thành khá cao và khó tiếp cận được với phần lớn mọi người. Chất liệu này cũng không có một số đặc tính như thấm hút mồ hôi như vải cotton hay khả năng kháng khuẩn khử mùi như sợi vải cafe.

Cách bảo quản và sử dụng vải thun Lycra đúng cách

Nhìn chung, những bộ trang phục từ chất liệu vải Lycra tương đối dễ sử dụng. Chúng có độ bền cao, dễ bảo quản. Tuy nhiên, nếu muốn trang phục được bền bỉ, luôn tươi sáng như mới, người dùng cần chú ý đến những yếu tố sau:

Tránh tiếp xúc nhiệt độ cao: Bạn nên tránh giặt trang phục làm từ sợi Lycra bằng nước nóng, không sử dụng bàn ủi với nhiệt độ cao, phơi đồ ở nơi thoáng đãng, tránh sự tiếp xúc trục tiếp của ánh sáng mặt trời.

Tránh giặt bằng máy: Tốt nhất, hãy giặt đồ bằng tay 1 cách nhẹ nhàng, không nên giặt bằng máy. Tốc độ quay của máy sẽ khiến vải bị nhăn, nhão, mất phom dáng ban đầu.

Tránh dùng chất tẩy: Không nên dùng chất tẩy rửa mạnh để tẩy quần áo. Bởi điều này dễ làm màu vải bay màu, ảnh hưởng tới chất liệu của vải.

Các loại vải thun phổ biến

Các loại vải thun phổ biến

Để giúp khách hàng biết được các loại vải thun thịnh hành nhất và thường được sử dụng. Yody sẽ giúp bạn phân biệt được từng loại vải và chất lượng của chúng để bạn dễ dàng lựa chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu:

Vải thun cá sấu 100 cotton

Những sản phẩm được làm từ cotton luôn đem đến cho chúng ta cảm giác được khô thoáng và mát mẻ mỗi khi mặc. Được lấy từ 100% sợi cotton tự nhiên nên vải mặc sẽ đem đến cực kỳ thoải mái.

Đặc trưng của các loại vải cá sấu là tạo thành các lỗ trên bề mặt giúp thoát hơi cực nhanh. Tuy nhiên, áo sẽ dễ bị nhăn nhàu và bai dão do sợi cotton dễ bị co rút khi giặt với nước.

Vải 95% cotton 5% spandex

Đây được coi là chất liệu của mùa hè, với các màu sắc tươi tắn năng động. Loại vải này rất dễ mặc và có độ đàn hồi mềm mại.

Vải 95% polyester 5% spandex

Với thành phần chủ yếu là sợi poly thì vải rất bí bách và khá nóng khi mặc. Chính vì lý do này, vải thun được kết hợp thêm thành phần spandex đem lại khả năng co giãn tốt hơn.

Chất vải thun umi là gì?

Đặc trưng của loại vải thun umi là sự kết hợp của hai loại vải tự nhiên và nhân tạo. Vải thun umi có độ mềm mại, co giãn 4 chiều vốn đặc trưng. Ngoài ra, vải cũng tương đối mau khô khi phơi.

Điểm khác biệt hơn của loại vải này là chúng bồng bềnh, mềm mại khá giống vải lụa nên mặc cực kỳ tôn dáng cho phái đẹp.

Vải thun borip là gì?

Vải thun borip là tên gọi đặc trưng chỉ cho các loại vải có những đường gân chỉ trên bề mặt tạo nét cách điệu nữ tính. Các đường rãnh này chạy dọc theo chiều áo nên tạo sự thanh mảnh, dịu dàng cho phái đẹp.

Với thành phần vải chứa nhiều cotton nên cũng rất thoáng mát và mềm mại. Bạn có thể sử dụng chất liệu này mặc vào thời điểm ngày hè nóng nực.

Vải thun giấy là gì?

Vải thun giấy là gì?

Loại vải này có tên là vải thun giấy vì loại vải này rất mỏng và nhẹ. Thun giấy được sử dụng nhiều để may áo sơ mi, áo croptop nữ, áo thun mỏng vì áo lên dáng rất đẹp.

Vải thun xốp là gì?

Vải thun xốp là chất liệu chủ yếu được dùng may các trang phục váy đầm, trang phục cho phụ nữ. Thiết kế hoa văn nổi bật cùng bề mặt vải xốp sần tăng khả năng thoáng mát, mềm mại cho sản phẩm.

Vải thun gân lụa

Loại vải thun gân lụa có kiểu thiết kế làm gân trên bề mặt đặc trưng. Ngoài ra, với chất liệu gân lụa nên vải sẽ có độ bóng mượt, mềm mại nhất định. Bạn có thể mặc chất liệu thun gân lụa khi ở nhà hay đi làm văn phòng đều rất thoải mái.

Vải thun sợi tre – kháng khuẩn

Sợi vải thun tre có thành phần từ sợi tre thiên nhiên và spandex. Điều này giúp vải giữ được đặc tính kháng khuẩn, nấm mốc tự nhiên từ tre và độ co giãn cực tốt.

Vải thun poly 2 da là gì?

Nếu bạn mong đợi một chất liệu mềm mại khi chạm lên da mà vẫn có độ bền bỉ, dẻo dai thì vải thun poly 2 da là lựa chọn tối ưu. Với phương pháp may cotton back 2 mặt với mặt trong cotton dịu nhẹ và mặt ngoài poly dẻo dai có khả năng thấm hút vô cùng tốt và chống nhăn cực kỳ hiệu quả.

Tư vấn cách chọn loại vải thun phù hợp theo họa tiết

Chọn họa tiết vải thun phù hợp

Chọn họa tiết vải thun phù hợp

Điều đặc biệt của các loại vải thun là chúng rất đa dạng về kiểu dáng và cách họa tiết được bố trí và dệt trên bề mặt vải. Phần lớn những họa tiết này đều tạo cảm giác mát mắt và đem đến sự trẻ trung, mới mẻ cho người mặc tiện lợi cho phương pháp tẩy sạch áo thun.

Vải thun hoa nhí

Kiểu vải thun hoa nhí xuất hiện phổ biến trên những trang phục của phái nữ. Các họa tiết hoa nhí đan xen cùng màu sắc trung tính, nhẹ nhàng nên được rất nhiều chị em yêu thích. Với vẻ đẹp của sự dịu dàng, mềm mại thì vải thun hoa nhí luôn là lựa chọn đầu tiên của chị em mỗi khi bước vào mùa hè.

Vải thun da beo

Vải thun da beo hay còn được biết đến kiểu họa tiết da báo với các đốm chấm hoa báo trên bề mặt vải. Thiếu kế kiểu da báo này đem đến sự cá tính, độc đáo trong gu thời trang của chị em phụ nữ.

Vải thun sọc ngang

Kiểu họa tiết sọc ngang đem đến nét trẻ trung tươi mới. Đặc biệt với những bạn nữ có thân hình hơi gầy thì áo sẽ giúp bạn trông được đầy đặn, khỏe khoắn hơn.

Vải thun rằn ri

Vải thun rằn ri

Phong cách mặc áo rằn ri thường được thấy trên những mẫu áo đồng phục, áo lao động, áo đồng phục mặc đi làm. Thiết kế này còn được biết đến giống kiểu trang phục dành trong quân đội cực kỳ khỏe khoắn, mạnh mẽ.

Vải thun xốp hoa

Mỗi khi nhắc đến thiết kế vải hoa người ta nghĩ ngay đến các trang phục mặc mát mẻ cho phụ nữ khi vào hè. Khác với các thiết kế sợi thun hoa nhí, vải thun xốp có bề mặt thoáng mát hơn giúp tạo độ thông thoáng, thoải mái khi mặc.

Ứng dụng vải thun spandex may mặc

Vải thun 4 chiều may đầm body

Kiểu dáng đầm body sẽ giúp bạn có được vóc dáng gọn gàng và thon gọn hơn rất nhiều. Các cô nàng cũng sẽ cực kỳ yên tâm về kiểu dáng này vì chất liệu spandex giúp co giãn tối đa và không bị gò bó trong suốt quá trình mặc đầm.

Vải thun may áo thun, áo polo

Với đặc tính co giãn 4 chiều thì ứng dụng đầu tiên của vải thun là dành riêng cho các sản phẩm áo thun, áo phông. Trong thời điểm mùa hè nóng bức thì áo thun sẽ đem đến cảm giác dịu mềm, thoáng mát, cực kỳ thoải mái cho các hoạt động ngoài trời.

Vải thun may áo dài

Chất liệu vải thun ít được biết đến để may các trang phục áo dài. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng, với các chất liệu vải thun cao cấp kết hợp với các chất liệu thường thấy trên áo dài như lụa, chiffon, voan thì áo rất thoáng mát và thấm hút mồ hôi cực tốt.

Vải thun may drap giường

Vải thun may drap giường

Vải thun còn được ứng dụng nhiều cho các sản phẩm về chăn ga, gối đệm gia đình. Không chỉ bởi lý do chúng rất dễ tạo họa tiết mà màu sắc còn rất nổi bật và đa dạng.

Phần lớn các sản phẩm trong phòng ngủ đều được làm từ chất liệu vải thun vì có chi phí rẻ, phù hợp với đa số người dùng.

Vải thun may quần thể thao

Các trang phục thể thao thì cần độ co giãn cao nên vải thun cũng thường được dùng để may các trang phục này. Nhất là đối với những chiếc quần nam nữ thì càng cần độ co giãn tốt để thoải mái nhất cho các hoạt động thể thao.

Vải thun nào mặc mát

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một chất liệu vải thun mặc mát tại Yody thì đang có rất nhiều những mẫu áo thun, áo phông nam nữ cực hot dành riêng cho thời điểm mùa hè năm 2021. Một mùa hè năng động và tràn đầy năng lượng là điều chắc hẳn ai cũng mong muốn trong năm nay.

Nhất là các sản phẩm có thành phần sợi vải là spandex sẽ giúp bạn hoàn toàn tự tin bước vào mùa hè và cực kỳ thoải mái.

Lựa chọn chất liệu thun tốt

Lựa chọn chất liệu thun tốt

Với những người hơi thừa cân, việc chọn áo thun nữ cao cấp có chất liệu tốt sẽ đảm bảo được sự thoải mái, dễ chịu khi sử dụng. Hiện nay, chất liệu để may áo thun phổ biến nhất là vải cotton, vải PE; cũng có nhiều kiểu áo dùng vải lanh, lycra,… Tuy nhiên, chị em nên chọn áo thun làm từ vải cotton pha sợi spandex. Bởi nó có giá thành thấp hơn, vải mềm hơn mà vẫn giữ được độ co giãn, thấm hút tốt, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.

Bên cạnh đó, màu sắc, kiểu dáng từ những chiếc áo thun cotton rất đa dạng để chị em có thể chọn lựa thoải mái.

Kích thước áo vừa vặn với cơ thể

Những người có thân hình đẫy đà thường nghĩ rằng mặc những chiếc áo rộng sẽ làm mình gầy đi. Tuy nhiên, những chiếc áo đó sẽ khiến bạn trông lôi thôi, và nhìn mập hơn. Mặt khác, cũng không nên chọn những chiếc áo quá bó sát sẽ làm lộ những khuyết điểm trên cơ thể mình.

Một chiếc áo thun nữ đẹp cần vừa vặn với cơ thể, không quá bó hay quá rộng. Phần thân áo có thể hơi thụng một chút để che đi vòng eo bánh mì của bạn.

Chọn màu sắc và họa tiết cho áo thun nữ

Với người mập, nên chọn những màu sắc tối màu như đen, xanh đậm,… Thay vì những màu tươi tắn, thì tone màu trầm sẽ tạo cảm giác trông bạn nhỏ nhắn và thon gọn và thanh lịch hơn. Bên cạnh đó, nên chọn dạng thun sọc thay vì họa tiết kẻ ngang sẽ khiến bạn trông cao và thon gọn hơn. Nên chọn kiểu áo không cổ để trông thanh thoát hơn.

Phối đồ cùng áo thun nữ đẹp cho quý cô trung niên

Kết hợp cùng chân váy xòe/chân váy chữ A

Kết hợp cùng chân váy xòe/chân váy chữ A

Nếu chị em có thân hình mập mạp, đẫy đà thì nên chọn những chiếc váy chữ A, xòe nhẹ sẽ giúp che đi khuyết điểm của bạn. Nên chọn dáng váy có độ xòe vừa phải, không quá ôm sát. Khi kết hợp với áo phông, nên sơ vin lại để tạo hiệu ứng vòng eo trông nhỏ gọn hơn. Chị em có thể chọn chân váy họa tiết hoa nhí, kết hợp cùng áo thun trơn; hoặc dáng váy xếp ly để tạo cảm giác yểu điệu, duyên dáng hơn.

Kết hợp cùng quần tây thanh lịch

nếu bạn cảm thấy việc mặc váy bị vướng víu, không thoải mái khi hoạt động hoặc cần sự nghiêm túc, chỉn chu hơn thì nên kết hợp áo thun cùng những chiếc quần tây. Chị em không nên chọnj những chiếc quần quá bó sát mà nên chọn dáng quần xòe, ôm nhẹ vào chân. Bên cạnh đó, ưu tiên những kiểu quần đơn sắc như màu đen, màu be, màu nâu hay màu trắng. Những kiểu quần này dễ kết hợp với áo thun.

Tạo điểm nhấn cùng chiếc khăn lụa

Để tạo điểm nhấn và hoàn chỉnh ngoại hình thì một chiếc khăn lụa sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Lựa chọn một chiếc khăn lụa vuông, cỡ nhỏ, thực hiện thắt nơ trên cổ hoặc kiểu thắt vặn thừng cơ bản. Tuy nhiên, chỉ nên kết hợp khăn khi bạn mặc một set đồ đơn giản. Vì nếu kết hợp quá nhiều hạo tiết từ khăn, đến áo thì sẽ khiến trang phục bị rối mắt.

Nên mặc chất liệu vải nào khi chơi Skateboarding?

Đây là bộ môn hoạt động nhiều do vậy nên chọn những chất liệu thoáng khí, không gây kích ứng, khó chịu. Đặc biệt là những loại vải có độ thấm hút cao nên được ưu tiên.

Vải cotton

Vải cotton là loại vải phổ biến nhất hiện nay. Vải cotton có thể dễ dàng được nhận biết bởi bề mặt mềm mại và cực mịn. Độ thấm hút nước của chúng vô cùng tốt. Hơn nữa, cotton có độ bền gần như hoàn hảo và giặt rất nhanh khô.

Tuy nhiên, giá thành của cotton 100% lại khá cao. Do vậy người ta thường sử dụng chất liệu cotton được pha trộn với các sợi hóa học khác nhưng vẫn giữ được những đặc tính của vải.

Vải thun Tici 65/35

Một số gợi ý mix áo thun phổ biến dành cho cả nam và nữ

Vải thun 65/35 được cấu tạo bởi 65% sợi bông tự nhiên và 35% sợi PE tổng hợp. Vì vậy, chúng có hầu hết những đặc điểm của vải cotton. Vải thun Tici 2 chiều và 4 chiều đều có độ co giãn cực tốt và giá thành khá rẻ trên thị trường.

Vải Kate

Bề mặt vải Kate rất mịn và mát. Đặc biệt chúng không bị nhăn và giặt nhanh khô. Bạn có thể nhận thấy người ta thường sử dụng vải Kate để may đồng phục trắng cho học sinh.

Vải Linen

Nguồn gốc của vải Linen hoàn toàn tự nhiên. Chúng tổng hợp từ sợi lanh trong thân cây lanh. Độ thấm hút cao và độ bay hơi cũng rất nhanh. Linen cũng có khả năng chống nhiệt tốt hơn hẳn cotton. Tuy nhiên, chất liệu này dễ nhăn nhúm và độ đàn hồi không cao.

Vải Lycra

Vải Lycra được cấu tạo bởi các loại sợi Cotton, Poly và sợi Spandex theo một tỷ lệ nhất định. Nhờ thành phần này vải có độ ôm sát cơ thể, dễ dàng tạo dáng và lên form áo. Ưu điểm của Lycra bao gồm độ thấm hút, bay hơi tối đa và chống nhăn hiệu quả.

Vải thun Rayon

Đây là một loại vải nhân tạo có một số đặc điểm giống với sợi cotton về màu sắc và chất liệu. Chúng có độ mềm và độ phủ khá tốt. Đồng thời thấm hút nhanh nên thường được sử dụng để may trang phục mùa hè.

Áo thun Unisex

Hiện nay hầu như mỗi bạn đều sở hữu những chiếc áo freesize như một trang phục thường ngày hay để đi chơi. Form áo rộng rãi, thoải mái. Không chỉ với những bạn có chiều cao, cân nặng cân đối. Mà với những ai không đạt được tỉ lệ tiêu chuẩn cũng có thể mặc phong cách này. Nhờ vào độ thoải mái và tiện dụng của chúng nhiều bạn trẻ đã chọn lựa đây là phong cách skater cho mình.

Ưu điểm các loại vải may áo thun thời trang

Vải Polyester là vải tổng hợp nhân tạo, giá thành rẻ. Là loại vải thun được dệt bằng 100% sợi polyester gọi là vải thun poly. Ngoài sợi poly thì sẽ pha thêm 1 ít sợi khác để tạo độ co giãn cho vải, tạo thành vải thun poly.

Đặc điểm của vải thun poly

Đặc điểm của vải thun poly

Ưu điểm: Đặc điểm nổi bậc của vải đó là Polyester sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như chống nhăn, kháng bụi bẩn và nấm mốc rất cao, giá vải rẻ, vải mau khô, khả năng nhuộm ăn màu rất tốt.

Nhược điểm: Vải thấm hút mồ hôi kém, thoát nhiệt kém, bền mặt vải không đẹp và sử dụng 1 thời gian sẽ bị xù lông gây mất thẩm mỹ.

Phân loại: Vải poly cũng có rất nhiều loại, từ nguyên mẫu là sợi vải poly chúng ta có thể dệt thành vải cá sấu poly, vải poly tương tự cotton, vải da cá….

Chất liệu poly có thể pha với sợi cotton để tạo nên vải thun cotton pha, cotton blend, vải tc…

Vải thun poly 4 chiều, 2 chiều

Vải thun poly cũng có rất nhiều loại, và mỗi loại vải thun đều có phân ra làm 2 độ co giãn khác nhau, đó là co giãn 2 chiều và co giãn 4 chiều.

Vải co giãn 4 chiều hay 4 chiều thì sẽ phụ thuộc vào cách bố trí sợi spandex trong vải để tăng độ co giãn của vải theo chiều được bố trí.

Vải thun poly 4 chiều được thì co giãn được theo chiều ngang lẫn chiều dọc, vải thun co giãn 2 chiều thì chỉ có thể co giãn theo chiều ngang mà không co giãn tốt theo chiều dọc. Vải thun poly 4 chiều thì giá thành cao hơn loại 2 chiều.

Ứng dụng vải thun poly

Ứng dụng vải thun poly

Vải thun polyester được sản xuất rộng rãi trong hầu hết mọi loại trang phục quần áo đồng phục, thời trang,áo thun,…

Ngoài ra, chất liệu vải thun poly 4 chiều có thể dùng làm lớp cách nhiệt trong chăn bông, gối, đệm bằng phương pháp sản xuất sợi poly rỗng.

Vải poly 2 da là gì?

Vải poly 2 da(vải 2 da, vải thun 2 da) là loại vải dệt theo kiểu DOUBLE-FACE, có 2 mặt hoàn toàn khác nhau, mặt trong là sợi cotton hút ẩm tốt và mặt ngoài là sợi poly sáng bóng, bền chắc. Nhờ cách dệt đặc biệt này mà vải poly 2 da có thể phát huy được khả năng hút ẩm tốt của vải cotton và khả năng thoát ẩm, chông thấm ngược từ bên ngoài vào của vải poly, đồng thời bề mặt vải poly bên ngoài rất sáng bóng, màu sắc tươi sáng nên có tính thẩm mỹ cao.

Đặc điểm: của vải poly 2 da là khá dày dặn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao, dễ dệt nhuộm in ấn nên có rất nhiều màu sắc, hoa văn để khách hàng chọn lựa. Tuy nhiên, loại vải này có giá thành tương đối cao.

Ưu nhược điểm vải thun poly 2 da

Chất liệu vải thun poly 2 da chỉ mới được sử dụng phổ biến ở thị trường nội địa trong vài năm trở lại đây, có thể một phần là do giá cao và không được sử dụng phổ biến để may quần áo như các loại vải khác. Xét về tính năng thì đây là loại vải cao cấp, vừa có khả năng hút ẩm tốt của vải cotton vừa có bề mặt sáng bóng như vai poly.

Ưu điểm:

Về tính năng vượt trội: Nhờ được dệt kết hợp giữa 1 mặt là vải cotton 1 mặt là vải poly nên vải có khả năng hút ẩm tốt, đồng thời phát huy màu sắc hình in, thêu thông qua mặt vải poly sáng bóng bên ngoài.

Phù hợp điều kiện thời tiết: Với khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì người ta chọn lớp poly làm ngoài và lớp cotton làm mặt trong để thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên, ở các nước Châu Âu thì sử dụng ngược lại, họ thích sử dụng bề mặt láng bóng tiếp xúc để cảm thấy thoải mái, một phần cũng là do khí hậu cụa họ rất mát mẻ.

Chống nhăn hiệu quả: vải thun nylon poly 2 da có mặt ngoài được làm từ sợi poly nên có khả năng chống nhăn cực kỳ tốt, vải có khả năng đàn hồi co giãn, tạo sự thoải mái cho người mặc.

Độ bền cao: Nhờ có lớp poly bảo vệ bên ngoài nên vải có độ bền rất cao, bền màu, chống chịu được những điều thời tiết bên ngoài như: Nắng mưa, vi khuẩn, nấm mốc,…

Nhược điểm:

Giá cao: Đây là loại vải cao cấp từ chất liệu cho đến cách dệt vải, nên giá thành tương đối cao.

Ứng dụng vải poly 2 da

Ứng dụng vải poly 2 da

Hiện nay vải poly 2 da được ứng dụng chủ yếu để may quần áo, đầm váy thời tang cho nữ, ngoài ra còn được sử dụng để may khẩu trang khán khuẩn ngừa covid.

May quần áo, đầm váy cho nữ: Nhờ ưu điểm vải đẹp, co giãn tốt, nên vải poly 2 da được phái nữ ưu ái lựa chọn sử dụng để may váy đầm thời trang, đồ bộ,…

Trang trí nội thất: Vải thun poly 2 da còn được sử dụng để trang trí nội thất như: Làm rèm cửa, bọc nệm, áo gối,…

Lót áo khoác: Một trong những ứng dụng phổ biến của vải poly 2 da đó là làm lớp lót trong cho áo khoác, giúp giữ ấm, thoát ẩm một cách hiệu quả.

Vải poly 2 da may khẩu trang khán khuẩn: Ngoài ra, vải poly 2 da còn được sử dụng để nay khẩu trang khán khuẩn 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp.

Cách nhận biết vải thun 2 da

Hiện nay có rất nhiều loại vải nhìn tương tự như vải poly 2 da, các bạn có thể phân biệt chúng bằng cách sau đây:

Kiểm tra bằng lửa: Đốt thử một mẫu nhỏ vải poly 2 da, nếu vải cháy chậm, có mùi khét và mụi than vón cục là vải poly 2 da.

Kiểm tra bằng nước: Thử nhỏ một vài giọt nước mặt ngoài vải, nếu như nước không thấm, vò nhẹ không nhàu thì đúng là vải poly 2 da.

Vải poly cotton là gì?

Vải poly cotton được dệt từ sợi cotton tổng hợp bao gồm sợi cotton tự nhiên và sợi nhân tạo khác, nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi cotton và sợi poly nhân tạo đã giúp tạo ra loại vải poly cotton vừa có khả năng thấm hút mồ hôi tốt vừa có độ bền cao. Tỉ lệ pha trộn được sử dụng nhiều nhất hiện nay là 35% cotton và 65% poly, 25% cotton và 75% poly, 20% cotton và 80% poly,… Tỉ lệ pha sợi cotton càng nhiều thì độ mềm mại và thấm hút mồ hôi của vải càng tốt hơn.

Cấu tao: của vải bao gồm sợi cotton tự nhiên và sợi poly nhân tạo được làm từ sợi ethylene lấy từu dầu mỏ, nên vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao, trọng lượng nhẹ và giá thành rẻ hơn hẳn so với vải 100% cotton tự nhiên.

Đặc điểm: Của vải poly cotton là bề mặt vải trơn bóng có rất ít lông, có khả năng chống bán bụi, chống nhăn cực kỳ tốt. Vải poly cotton được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất quần áo thời trang, đồ thể thao, trang trí nội thất,…

Ưu điểm của chất liệu poly cotton

Vải poly cotton là chất liệu vải khá mới hiện nay, nhưng lại được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc thời trang, bởi vì nó mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với chất liệu vải cotton khác.

Ưu điểm của chất liệu poly cotton

Ưu điểm

Độ bền cao: Nhờ cấu tạo đặc biệt của sợi poly cotton nên sợi vải rất chắc chắn, giúp giảm diện tích tiếp túc với những tác động bên ngoài nên vải duy trì được độ bền, độ đàn hồi trong xuốt quá trình sử dụng. Ưu điểm vải này là chất liệu vải cotton poly có độ bền, độ co giãn cao, chống chịu được nhiều tác động từ bên ngoài, nhờ đó mà sản phẩm làm từ chúng có thể sử dụng liên tục mỗi ngày.

Giá thành rẻ: Đây chính là ưu điểm lớn nhất của vải cotton poly, giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, có lẽ vì vậy mà sản phẩm quần áo, chăn ga gối nệm đều ưu tiên sử dụng chất liệu vải này.

Dễ sử dụng, bảo quản: Nhờ cấu tạo đặc biệt của vải cotton poly nên rất ít bám bẩn, giặt mau khô, không bị nhàu nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo bị hư hỏng.

Thân thiện với người sử dụng: Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại để sản xuất, loại bỏ được hầu hết các chất gây hại nên vải poly cotton rất an toàn cho người sử dụng. Nếu như bạn có làn da nhạy cảm thì không phải lo lắng khi lựa chọn chất liệu vải này.

Nhược điểm:

Mặc hơi nóng: Do tỉ lệ pha sợi cotton bên trong vải không cao nên mặc lâu sẽ có cảm giác nóng và khả năng thấm hút mồ hôi của vải cũng không cao. Cách khắc phục là nên chọn loại vải poly cotton có tỉ lệ % cotton cao.

Chất vải poly cotton mặc có mát không?

Chất vải poly cotton mặc có mát không?

Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc không biết “chất vải poly cotton mặc có mát không?”, để trả lời câu hỏi này thì bạn cần tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo bên trong của vải.

Thành phần bên trong của vải poly cotton là sợi cotton tự nhiên thoát mát, hút ẩm tốt và sợi polyester nhân tạo có độ bền cao nhưng lại gây cảm giác nóng cho người mặc. Người ta pha trộn giữa sợi cotton và polyester với mục đích là giảm giá thành sản phẩm, đồng thòi tăng độ bền chắc cho vải. Nếu như có ai đó thắc mắc “chất vải poly cotton mặc có mát không?” thì câu trả lời là tùy theo độ pha của sợi cotton bên trong, nếu pha nhiều sợi cotton thì mặc sẽ rất mát mẻ, còn nếu pha nhiều sợi polyester mặc lâu sẽ có cảm giác nóng hơn.

Tóm lại: Nếu muốn mặc mát mẻ với vải poly cotton thì nên chọn loại vải có tỉ lệ % cotton cao, đồng nghĩa với giá thành sẽ cao hơn một chút.

Cách bảo quản chất vải cotton poly

Vải có thể giặt máy, giặt tay thoải mái, tuy nhiên không nên giặt bằng nước nóng trên 40 độ C, sẽ khiến vải nhanh bị mất khả năng đàn hồi.

Chất vải cotton poly rất ít bị nhăn nên có thể không cần ủi, nếu ủi thì nên chọn nhiệt độ dưới 180 độ C để tránh làm sơ cứng vải.

Nên giặt riêng áo màu đâm với màu nhạt, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh và phơi dưới nắng gắt.

Vải PE là gì?

Vải PE(vải thun PE, vải polyester, vải su, vải su pha) là loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi polyester nhân tạo(có nguồn gốc từ dầu mỏ). Để tạo thành loại sợi polyester này, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều phản ứng hóa học giữa Acid và rượu công nghiệp để tạo ra cấu trúc sợi polyester lặp đi lặp lại trong xuốt chiều dài của sợi vải.

Thành phần: Vải PE được dệt từ polyester sợi ngắn, có pha thêm một ít sợi spandex(3-5%) để tăng têm độ mềm mại và đàn hồi cho vải.

Ưu nhược điểm của vải thun PE là gì?

Đặc điểm của vải PE: là có bề mặt vải trơn bóng, nhìn kỹ sẽ thấy có gợn lông nhỏ và bị đổ lông sau một thời gian sử dụng.

Ưu nhược điểm của vải thun PE là gì?

Do vải PE được dệt bằng sợi tổng hợp polyester nên có những ưu điểm nổi bật, tuy nhiên cũng có một số hạn chế, cùng tìm hiểu sau đây nhé:

Ưu điểm:

Mang ưu điểm của sợi tổng hợp polyester: là có bề mặt vải trơn bóng, khó bị nhàu, nhăn trong quá trình sử dụng, vải không thấm nước, khán khuẩn, nấm mốc cực, thoát ẩm, nhanh khô. Ngoài ra, vải có khả năng chống cháy, chống bám bẩn, cách điện rất tốt.

Giá khá rẻ: Nếu so với vải cotton tự nhiên thì vải thun PE có giá rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra vải thun PE còn có khả năng thoát ẩm, nhanh khô nên rất phù hợp sử dụng để may đồ thể thao, áo đồng phục giá rẻ.

Dễ bắt màu: Vải thun PE rất dễ ăn màu muộn, màu in nên hình in trên vải rất sắc nét, sống động như thật, loại vải thun PE in hình 3D bắt mắt được đông đảo giới trẻ yêu thích.

Vải không bị co lại khi giặt: Có khả năng chống nhăn, chống kéo giãn hiệu quả, đồng thời vải có độ rũ nên khi lên dáng rất đẹp.

Nhược điểm:

Không có khả năng thấm hút mồ hôi như vải cotton: nên mặc lâu sẽ có cảm giác nóng, khó chịu. Thường khi sản xuất vải thun PE người ta pha thêm một số sợi khác như sợi cotton, sợi spandex, sợi viscose để khắc phục nhược điểm này.

Ứng dụng của thun PE là gì?

Ứng dụng của thun PE là gì?

Hiện nay vải thun PE được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất quần áo thời trang, đồng phục và trang trí nội thất gia dụng như: quần áo, áo khoác, túi ngủ, chăn ga gối nệm, rèm cửa, bọc ghế,…

May quần áo thời trang: các loại như: áo thun, quần jean, áo sơ mi, áo khoác, mũ nón,…
Trang trí nội thất: nhà cửa, văn phòng, phòng ngủ như: Làm rèm cửa, khăn trải bàn, bọc ghế, chăn drap gối nệm,…

Nhận biết vải PE và vải poly thế nào?

Hiện nay có nhiều bạn thắc mắc không biết cách phân biệt vải PE và vải Poly như thế nào? Chúng có điểm gì giống và khác nhau? Thật ra, thì 2 chất liệu vải này đều được làm từ sợi polyester nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ, vì vậy tính chất của 2 loại vải này đều giống nhau là: Có độ sáng bóng, độ đàn hồi, độ bền rất cao, không thấm nước và rất ít bị co rút khi sử dụng. Dưới đây là những đặc điểm giống và khác nhau của chúng:

Điểm giống nhau giữa vải PE và vải Poly

Đều dệt từ 1 chất liệu là sợi polyester: Nên vải có tính chất lý hóa hoàn toàn giống nhau.
Có thể dệt được nhiều loại vải: Chất liệu sợi PE và sợi poly đều có thể dệt được nhiều chất liệu vải giống nhau, tuy nhiên sợi poly dệt sẽ mất nhiều công đoạn hơn dệt bằng sợi PE.

Điểm khác nhau giữa vải PE và vải poly

Sợi Poly dài hơn sợi PE: Vải poly được dệt từ những sợi polyester sơ dài vô tận, còn vải PE được được dệt từ những sợi polyester sơ ngắn.

Vải poly không có lông: Đặc điểm khác biệt rõ nét giữa vải Poly và vải PE là vải poly không có lông và không bị đổ lông trong quá trình sử dụng, vì vậy bề mặt vải poly sẽ sáng bóng, thẩm mỹ hơn vải PE. Còn vải PE có gợn lông nhỏ trên bề mặt, sử dụng lâu sẽ có hiện tượng xù lông, vón cục.

Giá vải poly cao hơn vải PE: Hiện nay giá bán vải thun poly trên thị trường cao hơn vải thun PE một chút, nguyên nhân là do cách dệt vải poly tốn nhiều công đoạn hơn vải PE.

Cách bảo quản sản phẩm may bằng vải PE

Vải thun poly bị xước nặng hơn vải thun PE: Điểm yếu của vải thun poly là vết xước trên vải rất nặng, nếu tránh được vải bị xước thì vải poly rất đẹp. Còn vải thun PE thì vết xước trên vải rất nhẹ, ko ảnh hưởng đến thẩm mỹ của vải.

Độ mát mẻ: Sự khác biệt giữa cách dệt của 2 loại vải này khiến cho người sử dụng có cảm giác vải thun poly mặc mát mẻ hơn vải thun PE.

Cách bảo quản sản phẩm may bằng vải PE

Vải Pe là chất liệu có độ bền cao, tuy nhiên độ bền của nó không phụ thuộc hoàn toàn về chất liệu sản xuất ra nó mà còn phụ thuộc vào cách bảo quản của người sử dụng như thế nào.

Sản phẩm may bằng vải PE không sử dụng nên cất nơi có nhiệt độ ổn định, sạch sẽ, khô ráo.

Các sản phẩm may bằng vải PE khó bám bẩn, giặt nhanh khô nên không cần giặt lâu, an toàn với việc xấy khố và các chấ làm mềm vải. Vải PE rất ít bị nhăn nên không cân ủi, nếu cần ủi thì nên ủi ở nhiệt độ dưới 180 độ C.

Chất liệu cotton là gì?

Cotton là chất liệu thường dùng để làm vải thun, vải kaki và các loại vải thường dùng khác, nó là chất liệu tự nhiên được tạo ra từ sợi bông vải, sau khi xử lý kỹ thuật tạo thành sợi dệt và cuối cùng là dùng sợi dệt để dệt nên vải mà chúng ta sử dụng hằng này.

Vải cottn là vải được dệt từ sợi cotton được gọi là vải cotton. Có rất nhiều loại vải được làm từ sợi cotton như vải kaki, vải thun, vải bố… tên của các loại vải này gọi theo cách dệt, nhưng chất liệu để dệt thì là sợi cotton thì đều được gọi kèm thêm tên cotton.

Vải polyester (poly) là gì?

Vải polyester (poly) là gì?

Chất liệu Polyester hay còn gọi là tắt poly là loại vải tổng hợp có nguồn gốc chính từ than đá, không khí và dầu mỏ. Để tạo ra vải Polyester các nhà khoa học đã qua các quá trình xử lý, phản ứng, tổng hợp các kiểu để tạo nên sợi nhân tạo Polyester và dệt nó thành vải mà chúng ta sử dụng trên thị trường.

Đặc điểm nổi bậc của vải đó là Polyester sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như chống nhăn, kháng bụi bẩn và nấm mốc rất cao.

Ứng dụng: được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thời trang, sản xuất chăn ga gối đệm, quần áo thể thao. Ngoài ra còn kết hợp với các sợi khác như tơ tằm, sợi bông, cotton để tạo nên những sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn và giá thành rẻ hơn phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của thị trường.

Tóm lại: vải Polyester là vải tổng hợp nhân tạo, giá thành rẻ.

Vải cotton pha poly

Như các bạn đã biết, vải cotton và vải Poly có các ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó, để tận dụng hết các ưu điểm của từng loại vải mà từ đó vải cotton pha ra đời (cotton pha hay còn gọi là cotton blend).

Phân loại

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại cotton pha, nổi bậc nhất và hay được sử dụng có là cotton pha 65/35 gồm 65% cotton và 35% sợi tổng hợp khác – loại này chuyên làm áo đồng phục & sử dụng trong thời trang hằng ngày.

Một số loại cotton pha poly có thể kể như: Cotton pha 80/20, Cotton pha 65/35, Cotton pha 35/65, Cotton pha 60/40…

Đặc điểm

Ưu điểm: có các đặc điểm của vải cotton như: thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt mịn màng đẹp, mềm mại dễ ủi phẳng… nhưng nếu tỷ lệ cotton càng thấp thì các ưu điểm này càng giảm xuống. Tỷ lệ cotton càng nhiều thì giá thành càng cao, và ngược lại.

Nó cũng mang các ưu điểm của vải Poly như độ bền cao, khả năng cầm màu tốt, chống nước, kháng khuẩn tốt… cũng dựa theo tỷ lệ của sợi poly càng nhiều thì các đặc điểm này càng tăng lên.

Vải cotton 60 40

Nhược điểm: các đặc điểm của vải cotton như: thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt mịn màng đẹp, mềm mại dễ ủi phẳng… nó sẽ không đạt như vải 100% cotton mà giảm dần theo tỷ lệ thuận với việc giảm hàm lượng cotton trong vải.

Khi hàm lượng poly cao thì giá thành sẽ rẻ hơn, nhưng sẽ mang theo những nhược điểm của vải poly tăng cao như nóng, độ thông thoáng, thấm hút mồ hôi kém, vải thô ráp hơn và khó ủi hơn.

Vải cotton 60 40

Vải cotton 60/40 là vải có chưa tỷ lệ sợi cotton 60% và 40% là sợi tổng hợp khác như polyester, spandex…

Đặc điểm:

Ưu điểm: có các đặc điểm của vải cotton như: thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt mịn màng đẹp, mềm mại dễ ủi phẳng… nhưng không tốt như vải 100.

Nhược điểm: thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt mịn màng đẹp không đạt như vải 80/20 hoặc 100.

Ứng dụng

Thường dùng trong áo thun thời trang là chủ yếu, các loại áo thun thời trang cotton, cá sấu…

Tìm hiểu vải thun 4 chiều, vải thun nylon và vải borip làm nên áo thun bền đẹp

Tất cả mọi loại chất liệu vải đều có những ưu điểm, nhược điểm của nó. Quan trong nhất vẫn là lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Vậy ưu nhược điểm của thun 4 chiều là gì?

Có khả năng co giãn tốt

Có khả năng co giãn tốt

Nhờ được dệt bằng phương pháp mới nên vải có độ co giãn rất tốt, theo nhiều hướng khác nhau, đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho người mặc.

Có khả năng thấm hút mồ hôi tốt: Do vải được dệt từ sợi cotton nên có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, chính khả năng đặc biệt này đã giúp cho các sản phẩm may từ vải cotton thun 4 chiều luôn mát mẻ, thông thoáng. Ưu điểm này rất phù hợp cho những đối tượng thường xuyên vận động, chơi thể thao, hay làm việc nặng…

Dễ in, nhuộm: Đây là ưu điểm khiến các đại lý, shop quần áo và nhà sản xuất rất yêu thích. Nhờ khả năng bắt màu tốt nên có thể nhuộm hay in rất nhiều màu sắc, họa tiết lên áo mà không lo khó lên màu hay bị phai màu.

Vải mềm mại, ít nhăn: Nếu đem so với vải cotton 2 chiều thì vải thun 4 chiều mềm mại, tí nhăn hơn hẳn. Tất cả đều là nhờ chất vải thun cotton mềm mại pha với sợi spandex tạo nên độ co giãn tốt.

Giá cao: Mặc dù vải thun 4 chiều có nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng giá thành loại sản phẩm này khá cao. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi vì chất vải cao cấp thì giá thành cũng cao hơn những loại vải khác.

Độ bền không cao

Do vải được dệt từ sợi cotton tự nhiên nên khi sử dụng thì sẽ có độ co ngót nhất định, dẫn đến độ bền của vải cũng không được tốt bằng vải nhân tạo. Vì thế, khi sử dụng vải thun cotton 4 chiều nên bảo quản đúng cách để quần áo luôn mới nhé.

Vải cotton 4 chiều là gì?

Mặc dù vải thun cotton 4 chiều được sử dụng rất phổ biến hiện nay, thế nhưng nhiều người vẫn thắc mắc là vải cotton 4 chiều là gì?

Vải cotton 4 chiều là gì?

Vải cotton 4 chiều là cụm từ dùng để phân biệt với vải cotton 2 chiều. Đặc điểm nổi bật của loại vải này là có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, co giãn 4 chiều,đem lại cảm giác thoáng mát cho người mặc. Thành phần chính của vải thun cotton 4 chiều là sợi cotton(hoặc có pha trộn giữa sợi cotton với sợi Polyester theo tỉ lệ nhất định) và sợi spandex(3-5%) để tăng độ co giãn cho vải.

Ứng dụng của vải 4 chiều là gì?

Ngày nay, vải áo thun cotton được người ta sử dụng sản xuất ra quần áo thời trang, đồ thể thao, đồ lót…So với những loại vải khác, thì vải cotton sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều. Do vậy, mức giá bán cũng cao hơn một chút. Dưới đây là những ứng dụng của vải cotton 4 chiều bạn nên biết:

Vải cotton 4 chiều phù hợp với mọi đối tượng sử dụng, nên được chọn để may quần áo thời trang cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.

Do vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi, co giãn tốt nên còn được sử dụng để sản xuất quần áo thể thao.

Vải cotton 4 chiều còn được dùng để may quần áo đồng phục, quảng cao, áo nhóm, áo lớp…

Vải cotton 4 chiều còn được ứng dụng để sản xuất đồ nội thất như, chăn ga, gối nệm, èm của, khăn trải bàn…

Lưu ý khi mua các sản phẩm cotton 4 chiều

Lưu ý khi mua các sản phẩm cotton 4 chiều

Chất liệu vải cotton 4 chiều luôn là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn sở hữu sản phẩm chất lượng tốt. Thế nhưng, có rất nhiều cửa hàng bán hàng nhái, hàng giả cotton kém chất lượng để đánh lừa khách hàng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi mua loại vải này:

Nên nắm rõ các đặc điểm của vải cotton 4 chiều như: độ co giãn, độ mềm mại, độ trơn bóng… và dựa vào đó để nhận biết vải nào chính xác nhất.

Kiểm tra chất lựng vải 4 chiều bằng cách kéo thử cả 4 hướng khác nhau, khi kéo vải sẽ có độ co giãn nhất định và ngay lập tức quay về trạng thái ban đầu. Kiểm tra độ co giãn cả 4 hướng như nhau và không chiều nào bị lỗi.

Kiểm tra nhãn, mác gắn trên áo có phải là vải cotton hay không, nên lựa chọn chất liệu vải có tỉ lệ cotton càng cao càng tốt nhé.

Ngoài ra, bạn còn có thể dựa vào độ mềm mại, khả năng thấm hút mồ hôi của vải để nhận biết.

Cách bảo quản vải cotton 4 chiều đúng cách

Để giữ những sản phẩm làm từ vải cotton 4 chiều luôn mới, đẹp thì chúng ta cần lưu ý những mẹo nhỏ sau đây:

Hạn chế giặt bằng máy hay giặt sấy khô, bởi vì vải cotton rất dễ bị co ngót.

Không dùng chất tẩy rửa mạnh, không nên đổ trực tiếp chất tẩy rửa lên bề mặt vải.

Do vải có độ co giãn 4 chiều nên khi phơi quần áo nên phơi ngang thân để tránh bị chảy xệ.

Những đòi hỏi vải thun may đồ bởi phải có

Hạn chế phơi các sản phẩm làm từ vải cotton dưới trời quá nắng, sẽ làm mất màu, xơ vải và dễ đổ lông.

Nên lộn trái quần áo ra trước khi phơi, để tránh bị phai màu. Đồng thời không được giặt chung áo trắng với áo màu nhé.

Những đòi hỏi vải thun may đồ bởi phải có

Đồ bơi cần ôm sát cơ thể, co giãn tốt, dễ vận động.
Bền với clo, tia nắng mặt trời hoặc nước biển mặn. Vì có 1 số quần áo bơi ít ngày sẽ bị mục, rạn vải, không dùng được nữa.
Về tính thẩm mỹ: màu sắc và hoa văn cần đẹp, sáng.

Các loại vải thun may đồ bơi hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều loại vải thun có thể sử dụng để may đồ bởi, tất cả chúng đều có đặc điểm chung là co giãn tốt, bền với nhiệt độ, ánh sáng, clo, nước biển,… Dưới đây là những loại vải thun may đồ bơi phổ biến nhất hiện nay bạn nên biết:

Vải thun nylon

Vải thun nylon là loại vải được sử dụng phổ biến nhất để may đồ bơi, đồ tắm cho người lớn và trẻ em. Vải thun nylon được làm từ sợi nylon nên nó mang nhiều đặc điểm nổi bật của chúng như: Vải nhẹ, có độ bền cao, không thấm nước, thoát ẩm tốt,… Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của vải nylon:

Ưu điểm của vải thun nylon đối với việc may đồ bơi

Bề mặt vải nhẹ, căng, mịn giúp thực hiện các động tác bơi dễ dàng.
Khả năng chịu mài mòn tốt, độ bền kéo cao giúp ôm sát cơ thể người mặc.
Bền màu, bền vi khuẩn, bền uốn, đàn hồi cao,
Độ thấm hút thấp giúp vải nhanh khô, trang phục không nặng khi xuống nước.
Độ đàn hồi tuyệt vời
Tẩy rửa dễ dàng
Lên màu rất sắc nét, sáng, lấp lánh.
Giá thành rẻ
Nhược điểm của vải thun Nylon đối với việc may đồ bơi:
Độ bền kém hơn Polyester.
Không kháng Chlorine,
Màu dễ phai mờ nếu phơi dưới ánh nắng kéo dài.

Vải thun Polyester

Vải thun Polyester

Tuy không phải là loai vải may đồ bơi phổ biến như vải thun Nylon, nhưng Polyester cũng là một sản phẩm có thể lựa chọn thay thế.

Ưu Điểm của vải thun polyester đối với việc may đồ bơi:
Sợi chống thấm, sấy khô nhanh
Mềm mại và thoải mái
Độ bền cao, khả năng chống ăn mòn cao hơn Nylon
Có 2 đặc điểm mà vải thun Nylon không có: Chlorine kháng và bảo vệ da khỏi tia UV. Ưu điểm này khá vượt trội vì bơi là môn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khá nhiều.
Độ co giãn tốt, độ kéo tốt và giữ hình dạng của nó sau khi kéo.
Thoát hơi tốt, căng 4 chiều.
Tẩy rửa dễ dàng
Nhược điểm của vải thun polyester đối với việc may quần áo bơi:
Tuy giống như chất nylon nhưng xét về độ co giãn và độ nhẹ thì ko bằng nylon
Vải polyester thì bền hơn nylon, nhưng lại có 1 chút thấm nước nên sẽ làm nặng trang phục khi xuống nước

Vải thun Lycra

Vải thun lycra là loại vải pha giữa polyester, nylon với spandex. Vải Lycra giúp cho bộ quần áo bơi ôm, co giãn thoải mái, mềm, mịn, bơi nhanh hơn. Và giá thành cũng cao hơn.

Ưu điểm vải thun Lycra đối với việc may đồ bơi

Ưu điểm vải thun Lycra đối với việc may đồ bơi

Độ đàn hồi, độ co giãn, độ mềm mịn hơn hẳng 2 loại vải thun Nylon và vải thun Polyester.
Vì nó là vải pha nên nó sẽ có những đặc tính tốt của các loại vải thun Nylon, vải thun polyester (tùy theo sợi pha là loại nào)
Nhược điểm của vải thun Lycra đối với việc may đồ bơi:
Vải spandex sẽ giảm tính đàn hồi bởi clo.
Giá thành cao

Vải thun Cotton

Vải thun Cotton chắc chắn ko phải là sự lựa chọn cho vải thun may đồ bơi vì nó thấm hút nước cao, sẽ làm vải nặng khi bơi. Tuy nhiên vải cotton lại là loại vải bền với môi trường nước, nước mặn… nên nếu muốn dùng bông thì bạn nên pha với các chất liệu khác như nylon, spandex, polyester để tăng những tính năng có lợi cho sản phẩm.

Vải jean thun là gì?

Vải jean thun(vải giả jean) là loại vải thun demin, có thành phần cấu tạo gồm sợi cotton, polyester và sợi spandex. Nhìn bên ngoài thì nó không khác gì vải jean, nhưng vải thun giả jean này có độ co giãn cao nên mặc rất mát mẻ, dễ chịu và tôn dáng người mặc, đặc biệt rất phù hợp dể may quần áo cho phụ nữ, trẻ em. Thông thường vải jean thun chỉ sử dụng 1-3% sợi spandex để tăng độ mềm mại, co giãn vừa phải, giúp cho người mặc cảm thấy thoải mái, nhưng vẫn giữ được độ cứng cáp của vải jean.

Quy trình sản xuất vải jean thun

Quy trình sản xuất vải jean thun

Quy trình dệt vải jean thun trải qua rất nhiều công đoạn sản xuất, nhưng chủ yếu là trải qua 3 công đoạn cơ bản sau đây: Kéo sợi – Dệt và Xử lý hóa chất – Nhuộm và hoàn thiện.

Kéo sợi

Chất liệu vải jean cotton được làm từ bông xơ thiên nhiên. Quả của cây bông vải được thu hoạch về đánh tung, làm sạch và thu về dưới dạng các tấm phẳng. Sau đó bông vải được kéo thành sợi thô có kích thước đồng đều và đánh thành ống. Các sợi vải thô tiếp tục được nhúng qua lớp hồ keo tao màng hồ bao quanh sợi bông, giúp tăng độ bền, độ trơn bóng của sợi.

Dệt vải và xử lý hóa chất

Cách dệt của vải jean thun là sự kết hợp giữa sợi ngang và sợi dọc, công đoạn này được làm hoàn toàn bằng máy móc. Ngay khi dệt xong, vải được nấu ở nhiệt độ và áp xuất cao trong dung dịch hóa chất để tách phần hồ keo và loại bỏ các tạp chất thiên nhiên có trong sợi. Vải tiếp tục được làm bóng để tăng độ trương nở cho sợi cotton, giúp tăng khả năng thấm nước và bắt màu nhuộm. Công đoạn cuối cùng là tẩy trắng để làm mất màu tự nhiên của vải.

Nhuộm vải và hoàn thiện

Vải jean thun được nhuộm bằng thuốc nhuộm và các chất phụ gia hữu cơ để tăng độ cầm màu cho vải. Sau đó vải được giặt nhiều lần để tách các hợp chất, bụi bẩn còn sót lại trên vải, công đoạn xử lý sau khi nhuộm này nhằm mục đích làm sạch vải, giúp cho vải mềm mại hơn, bền màu hơn.

Đặc điểm của vải jean thun là gì?

Đặc điểm của vải jean thun là gì?

Vải jean thun có màu sắc giống hệt như vải jean.
Vải jean thun cũng có độ dày và rất bền
Vải jean thun có khả năng co giãn tốt, rất dễ mặc, phù hợp với nhiều vóc dáng, ôm sát cơ thể giúp dễ dàng vận động.
Vải jean thun làm sợi cotton nên mặc rất mát mẻ, phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu.

Ứng dụng của vải jean thun(vải giả jean) là gì?

May quần áo cho nữ và trẻ em: Vải jean thun được sử dụng phổ biến để may quần áo, đầm váy cho phái nữ và trẻ em, bởi vì vải này rất dễ mặc, dễ vận động và giúp tôn lên vóc dáng, đường cong của cơ thể.

May quần áo cho nam: Với nam giới thì ít ưa chuộng vải jean thun hơn, vải jean thun cho nam co pha sợi spandex, nhưng chỉ khoản 1% nên độ co giãn rất thấp.

May túi xách và trang trí nội thất: Ngoài ra, vải jean thun còn được sử dụng để may túi xách thời trang và trang trí nội thất.

Cách bảo quản vải jean thun

Vải jean thun có độ bền khá cao nên việc bảo quản chúng cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, để giữa cho vải luôn được tươi mới, bền lâu thì cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau đây:

Ngâm sản phẩm may bằng vải jean thun qua đêm bằng nước muối mặn, việc này sẽ giúp sản phẩm giữa được độ bền màu hơn.
Hạn chế giặt quần áo jean thun bằng máy
Không ngâm đồ jean thun quá lâu trong nước
Không giặt chúng bằng nước nóng vì sẽ làm giảm độ đàn hồi của vải.
Không dùng chất tẩy rửa mạnh và không giặt chung với qunaf áo màu sáng.
Nên lộn trái vải ra khi phơi và hạn chế phởi dưới ánh nắng gắt.

Vải thun borip là gì?

Vải thun borip hay còn gọi là “vải thun bo gân, vải thun rip”, là loại vải được dệt từ 2 cây kim đan qua lại với nhau, nhờ cách dệt này mà vải có những đường gân nổi và những rảnh chìm chạy dọc theo tấm vải. Tùy theo số lượng mũi đan rảnh nổi và rãnh chìm mà người ta phân biệt vải thun borip thành những loại như: Rib 1*1, rib 2.1, rib 2.2,…

Tên gọi của vải thun borip cũng thay đổi dựa theo độ lớn của đường rãnh nổi, rãnh chìm như: Vải thun bo gân, vải thun bo tăm, vải thun bo gen,…

Đặc điểm của vải thun borip là gì?

Đặc điểm của vải thun borip là gì?

Đặc điểm của vải thun borip cũng thay đổi dựa theo thành phần sợi dệt nên chúng, thành phần của vải thun borip có thể là chất liệu: Cotton, cotton pha, PE, poly, visco,…

Vải thun borip thường không có thành phần sợi spandex nên độ co giãn không cao.
Vải borip thường có độ dày, độ cứng, độ nặng cao hơn và ít min hơn so với vải thun cotton thông thường.
Trọng lượng vải thun borip giao động khoản 240g/m2 đến 310g/m2, tùy thuộc vào chất liệu dệt nên chúng.
Vải borip có khả năng co giãn rất cao, hồi phục lại ban đầu ngay sau khi bị kéo giãn, không quăn mép, không bị nhăn như vải cotton nên không cần ủi.

Vải cotton borip là gì?

Vải thun cotton borip là một trong những loại vải sử dụng phổ biến nhất hiện nay, vải borip cotton rất mềm mại, co giãn tốt, đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Đặc điểm nhận biết vải cotton borip là vải có độ co giãn như áo len, khi kéo giãn mạnh thì rất khó đàn hồi trở lại.

Nhờ khả năng hút ẩm cực kỳ tốt của vải cotton borip nên nón được ứng dụng để sản xuất quần áo thời trang cho nữ, áo khoác,… Tuy nhiên, vải cũng có hạn chế là dễ bám bẩn, lâu khô khi bị ướt.

Ứng dụng của vải borip là gì?

Ứng dụng của vải borip là gì?

Hiện nay vải borip được sử dụng dể may viền cổ, viền tay áo khoác, áo lạnh, áo thun cổ tròn, với mục đích là tránh gió lùa vào cổ tay áo, giữ ấm cho cơ thể.

Vải borip có khả năng co giãn tốt, ôm sát cơ thể nên rất phù hợp để may quần áo, đầm váy ôm cho nữ, thể hiện đường cong quyến rũ.

Vải borip còn sử dụng để may quần áo trẻ em, trang trí nội thất văn phòng,…

Cách bảo quản vải borip

Vải borip có độ bền cao nên không khó bảo quản. Để giữ cho vải thun borip luôn mới thì cần lưu ý một số điểm sau đây:

Hạn chế giặt bằng máy, dùng chất tẩy rửa mạnh, xấy khô vì sẽ làm giản độ co giãn của vải.
Nên phơi vải borip nơi thoáng mát, tránh nắng gắt vì sẽ làm xơ vải, mất màu và đổ lông.
Nên giặt ngay sản phẩm làm từ borip sau khi sử dụng để tránh lưu lại mùi hôi trên vải.
Vải thun borip có độ co giãn cao vì thế quần áo borip nên phơi ngang để trán bị giãn vải.

Các loại vải thun có trên thị trường và ưu nhược điểm của chúng

Đây là một trong những loại vải cao cấp nhất trong giới vải thun. Nó được làm hoàn toàn từ sợi bông nên có thể khắc phục được nhược điểm của vải thun. Loại vải này rất mát và có độ thấm hút mù hôi cao. Tuy nhiên vì nó được là từ cotton nên dễ bị nhăn, hoặc mục trong môi trường ẩm mốc.

Loại vải này rất mát và có độ thấm hút mù hôi cao

Loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong may mặc như: quần áo trẻ em, thời trang nam nữ, thể thao, đồ lót hoặc một số phụ kiện nội thất: khăn, chăn, gối … Ngoài ra, vải thun cotton còn có một số loại như thun CVC, thun TC,…

Vải thun bamboo

Vải thun bamboo

Đây là loại vải được làm từ bột giấy của cỏ tre, do đó vải rất mềm, mìn màng như lụa, hút ẩm tốt, đặc biệt là vải thun Bamboo còn có khả năng chống những tia cực tím, an toàn cho sức khỏe. Nó thích hợp để may quần áo mùa hè, quần áo thể thao,… hay được sử dụng làm khăn trải bàn, vỏ chăn gối,…

Vải thun Poly
Loại vải này được làm 100 % từ Poly Etylen nên độ co giãn của nó không được tốt như vải thun Cotton. Tuy nhiên nó có độ bền rất cao và khả năng bị nhàu thấp. Chính vì thế mà giá thành của nó cũng khá thấp.

Loại vải này ít được sử dụng để thiết kế quần áo ngủ, mặc ở nhà,… vì nó được sử dụng chủ yếu để tạo ra những bộ váy liền thân, găng tay,…

Ưu điểm:
Vải poly có độ bền cao: Đặc biệt, chất liệu vải poly có độ bền rất cao, rất khó bị nhăn, co rút, mất độ co giãn ở điều kiện thông thường. Ngay cả khi chúng ta sử dụng lâu dài thì vải vẫn giữ được những tính năng đó, giúp cho sản phẩm làm từ vải poly luôn sáng đẹp dài lâu.

Chống nước, thoát ẩm tốt

Chống nước, thoát ẩm tốt: Chất liệu vải poly có khả năng chống nước, thoát ẩm cực kỳ tốt và có độ bền cao nên được ứng dụng phổ biến để may quần áo thể thao, áo khoác, áo gió, đồ đi biển, túi ngủ, lều,…Tuy nhiên, Vải chỉ có khả năng chống thấm nước hiệu quả khi tiếp xúc với lượng nước vừa phải, chứ ngâm trong nước trong thời gian dài thì nước sẽ vẫn thấm qua được.
Vải poly có độ bền lý hóa cao: Nếu đem so chất liệu vải polyester với các loại vải khác thì thì vải poly có độ bền lý hóa cao hơn hẳn, vải rất khó bị nhăn, co rút trong điều kiện thông thường và chịu được nhiều hóa chất tác động. Ngoài ra, vải poly còn có khả năng cách điện, chống cháy, chống tia UV, chống khẩn, nấm mốc rất hiệu quả.
Vải không xù lông, dễ nhuộm màu: Vải thun poly được dệt từ polyester sợi dài vô tận nên vải không có lông trên bề mặt và hoàn hoàn không bị xù lông trong quá trình sử dụng. Nhờ bề mặt sáng bóng, không có lông nên vải poly có tính thẩm mỹ rất cao, đồng thời vải rất dễ nhuộm màu, cho phép các nhà sản xuất nhuộm được nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo.
Rất dễ bảo quản: Vải poly có khả năng chống bám bẩn, chống được vi khuẩn nấm mốc nên vải rất ít bị dơ, dễ dàng vệ sinh nhờ bề mặt vải trơn bóng và khả năng hấp thụ kém.
Nhược điểm:
Vải mặc khá nóng: Vải poly có tính hấp thụ nhiệt nên khi mặc lâu ngoài trời nắng sẽ có cảm giác hơi nóng bức khó chịu. Vì vậy chúng chỉ thích hợp sử dụng may quần áo sử dụng trong nhà hoặc nơi thoáng mát. Để khắc phục điều này, người ta pha sợi cotton vào vải poly để tăng khả năng thấm hút mồ hôi, giúp vải mát mẻ hơn, vì thế, thay vì chọn loại vải thun 100% poly thì các bạn có thể chọn các loại vải pha khoản 60-80% poly.

Cách sản xuất sợi polyester

Cách sản xuất sợi polyester

Sợi polyester là nguyên liệu tổng hợp được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa rượu và acid(hay còn gọi là quá trình trùng hợp). Để tạo ra được sợi poly thì phải trải qua 5 công đoạn chính, bao gồm: Phản ứng trung hợp, làm khô, kéo sợi, kéo căng, cuốn sợi.

Trùng hợp: Cho chất dimethyl terephthalate phản ứng với ethylene glycol cùng với các chất xúc tác ở mức nhiệt 150 – 210 độ C. Tiếp tục cho phản ứng với axit terephthalic ở nhiệt lên 280 độ C để tạo thành polyester. Sau đó chúng được ép thành 1 dải dài.
Làm Khô: Các dải dài polyester sẽ được làm lạnh đến khi cứng và được cắt thành những hạt vô cùng nhỏ.
Kéo sợi: Nung chảy các sợi polyester nhỏ ở nhiệt độ từ 260 – 270 độ C, tạo thành một dung dịch đặc sệt rồi ép chúng qua những lỗ nhỏ để định hình thành sợi.
Kéo căng: sợi polyester sẽ được kéo căng để thay đổi về đường kính, độ dài và cả độ dày. Đây là bước liên kết các sợi đơn với nhau, tạo ra độ mềm và cứng của vải theo ý muốn.
Cuốn sợi: Sau khi kéo căng polyester được cuốn vào ống sợi lớn rồi mang đi dệt thành vải.

Nhận biết vải thun poly và thun PE
Thật ra cả 2 loại vải này đều được làm từ sợi nylon nhân tạo và chúng giống nhau về hầu hết các đặc tính như: Độ bền cao, khó bị nhăn, chống khuẩn, chống nấm mốc, chống nước,… Tuy nhiên, vải thun poly và vải thun PE cũng có nhiều điểm khác biệt, chỉ cần chú ý sẽ nhận ra ngay:

Khác nhau về chiều dài sợi

Khác nhau về chiều dài sợi: Vải thun PE được làm từ sợi sơ ngắn còn vải thun poly thì được làm từ sợi sơ dài nên độ mềm mại, co giãn và độ bền của vải poly cũng cao hơn hẳn vải PE.
Vải PE bị xù lông nhưng vải thun Poly hoàn toàn không bị: Vải PE sử dụng một thời gian sẽ thấy có hiện tượng đổ lông, đó là do các sợi filament ngắn bị đứt trong quá trình sử dụng và vón cục lại. Ngược lại, vải poly được làm từ sợi filament dài vô tận nên không bị đứt khi sử dụng, tuy nhiên, vết xước trên vải thun poly sẽ nghiêm trọng hơn vải PE rất nhiều.
Giá thành vải poly cao hơn vải PE: Cũng là điều tất nhiên, bởi vì vải poly có bề mặt vải sáng bóng, không có lông nên tính thẩm mỹ cao hơn, đồng thời độ bền của vải poly cũng tốt hơn vải PE rất nhiều. Ngoài ra, cách dệt vải poly cũng tốn nhiều công đoạn, thời gian hơn vải PE
Vải poly mặc mát hơn vải PE: Nhờ vào sự khác biệt về cách dệt nên vải thun poly mặc mát mẻ hơn hẳn so với vải PE.

Vải thun Nylon
Loại vải này có thành phần chủ yếu là Nylon hoặc sẽ pha thêm một số sợi thun để tăng độ co giãn. Chính vì có thành phần chủ yếu là Nylon nên vải thun Nylon có độ bền rất cao, thấm hút mồ hôi và thoát ẩm kém.

Vải thun Nylon thường được dùng để sản xuất đồ bơi hoặc những bộ quần áo chống thấm, tất, găng tay,… Ngoài ra, nó còn được dùng để may áo dài, áo bà ba, quần áo cho phụ nữ,…

Vải thun lạnh
Hầu hết thun lạnh trên thị trường đều được dệt từ những sợi tổng hợp như Polyester hoặc Nylon. Ngoài ra nó còn có thể pha thêm một lượng nhỏ Spandex để tăng độ co giãn, mềm mịn cho vải.

Thun lạnh khá trơn và mịn, khi sờ vào bạn sẽ có cảm giác mát lạnh. Thun lạnh có khả năng thoát ẩm cao nên vải sẽ khô nhanh và tạo cảm giác thoáng mát cho người mặc. Hơn nữa, thun lạnh khá đa dạng và kiểu dáng và màu sắc nên được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Vải thun Modal

Vải thun Modal
Loại vải này mềm, mịn, bóng, nhẵn thích hợp làm khăn choàng, khăn chải bàn, hay rèm cửa. Ngoài ra, nó còn hút ẩm khá tốt, giúp cho người mặc luôn có cảm giác mát mẻ. Vì thế, nó cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào quần áo lót, quần áo ngủ, quần áo trẻ em.

Vải thun cá sấu
Vải thun cá sấu được sử dụng khá phổ biến khi may áo đồng phục. Vải thun cá sấu có các loại như: Cá sấu căn kim 65/35, cá sấu thái, cá sấu 2 chiều, cá sâu cotton 100%, hay cá sấu Polyyester thái dệt mỏng.

Các loại vải thun cá sấu có bề mặt đều khá đẹp, dệt đẹp, không khô, ít xù lông nên được ưu tiên để may đồng phục công ty, đồng phục nhà hàng,… Tuy nhiên nó lại có nhược điểm khá lớn là dễ bị bay màu, nhất là những gam màu đậm.

Ưu và nhược điểm của vải cá sấu

Ưu và nhược điểm của vải cá sấu

Nếu bạn đã từng một lần sử dụng vải này thì chắc chắn bạn biết sự mềm mịn và độ co giãn của chúng tốt như thế nào. Nhưng ngoài một vài ưu điểm như vậy nó còn gì nữa hay không ? Xem qua một số ưu nhược điểm để so sánh nó với các loại vải khác nhé.

Ưu điểm
Mang lại cho người dùng cảm thấy sự mềm mại tự nhiên.
Vải dễ dàng thích nghi với mọi kiểu thời tiết khác nhau vì khả năng tự co giãn của chúng rất cao.
Làm cho người sử dụng luôn cảm thấy dễ chịu và thông thoáng. Bất kể người gầy, người mập hay Nam và nữ đều có thể sử dụng.
Khả năng thấm hút rất cao.
Vải có khả năng đàn hồi cao
Vải có tỉ trọng khá nhẹ.
Nhược điểm
Giá bán vải cá sấu thái tương đối cao nếu được làm từ sợi tự nhiên.
Nếu không sử dụng sợi tự nhiên thì loại vải này mất gần như toàn bộ ưu điểm ở trên. Vì vậy cần lựa chọn đúng loại vải thun cá sấu 100% Cotton, nó là loại vải tốt nhất trong các loại vải thun.

Phân loại vải thun lạnh cá sấu: Có hai phương pháp chính để phân loại thun cá sấu đó là dựa vào độ co giãn của vải và thành phần cấu tạo của nó.

Cách phân loại vải cá sấu lạnh dựa trên độ co giãn

Cách phân loại vải cá sấu lạnh dựa trên độ co giãn

Được chia thành hai loại là vải cá sấu 4 chiều và vải cá sấu 2 chiều.

Vải thun cá sấu 4 chiều là loại vải cao cấp được dệt dựa trên công nghệ may mặc hiện đại. Nguyên liệu để tạo nên loại vải này là sợi bông tự nhiên và sợi Spandex. Trong đó sợi tự nhiên chiếm khoảng 95% còn lại 5% thuộc về Spandex. Cả hai loại sợi này đều là có tính chất thấm hút cao và co giãn tốt.
Vải thun lạnh cá sấu 2 chiều là dòng vải chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Vải 2 chiều rất phù hợp cho các hoạt động thời tiết nắng nóng và cần phải vận động nhiều.
Phân loại vải cá sấu lạnh dựa vào thành phần cấu tạo
Nếu phân loại theo cách này thì có 5 loại bao gồm: Vải thun cá sấu 100 Cotton, 35/65. 65/35, PE và Nylon.

Vải cá sấu 100% Cotton là loại vải làm hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên mang toàn bộ ưu điểm cơ bản của loại vải này. Dòng vải này được dùng nhiều để may quần áo thể thao, đồng phục công ty…Nhược điểm lớn nhất của loại này là dễ bị nhàu, giá thành cao.
Thun cá sấu 35/65 ( vải Cotton tici ) là loại vải khá đặc biệt vì trong cấu tạo của vài này có đến 3 loại sợi bao gồm sợi nhân tạo, sợi tự nhiên và sợi Spandex. Vẫn như thông thường thì Spandex chỉ chiếm 5% còn lại và các sợi tạo nên loại vải Cotton tici. Vải cá sấu 35/65 còn chia ra 2 loại nhỏ là 4 chiều và 2 chiều tất cả đều có ưu điểm không bị nhàu nhưng nhược điểm độ thấm hút, co giãn không quá cao.
Thun cá sấu CVC ( Cotton 65/35 ) cũng gần như loại vải trên nó cũng có 3 loại sợi kết hợp lại với nhau. Nhưng tỉ lể sợi tự nhiên sẽ cao hơn hai loại kia chiếm khoảng 62% tổng số sợi. Bên cạnh đó vải còn có thêm loại 4 chiều và 2 chiều được dùng phần lớn để may áo đồng phục công nhân kỹ thuật vì giá thành không quá cao nhưng sử dụng khá thoáng mát và độ co giãn tương đối tốt.

Vải cá sấu Poly ( Polyester) được tạo từ 95% sợi Polyester

Vải cá sấu Poly ( Polyester) được tạo từ 95% sợi Polyester và 5% sợi Spandex. Vải có chất lượng khá kém vì độ co giãn, thấm hút đều thấp. Nhưng vải lại có độ mượt khá cao và giá thành cũng khá thấp.
Vải thun cá sấu Nylon trong thành phần cũng có tới 95% sợi Nylon còn lại là Spandex. Tính chất vải này không khác gì so với vải thun cá sấu PE. Vải ít khị bị xù lông khả năng chống thấm nước và bụi bẩn rất tốt.

Cách nhận biết khi mua áo thun cá sấu 100 Cotton
Để phân biệt ta sẽ dựa trên ba cách phổ biến nhất gồm: Dùng cảm giác, khả năng thấm hút, dùng nhiệt độ.

Đối phương phương pháp dùng cảm giác
Ta sẽ dùng tay sờ vào vải thun cá sấu để cảm nhận chất liệu cấu tạo nên vải. Nếu vải mềm,mượt và kéo giãn tốt thì đó là 100% Cotton. Không thì sẽ là các loại khác. Bạn nên xem qua bài viết các loại vải và cách nhận biết từng loại để dễ dàng hơn khi sử dụng phương pháp này.

Phương pháp sử dụng khả năng thấm hút:
Như bạn đã biết những loại vải làm từ sợi tự nhiên sẽ có độ thấm hút cao hơn sợi nhân tạo. Vì vậy bạn có thể dùng nước để kiểm tra xem vải thấm hút nhanh hay chậm hoặc không thấm để đánh giá. Nếu vải thâm hút nhanh thì nó và vải cá sấu 100% Cotton, chậm thì có thể là CVC hoặc TC còn không thì là PE hoặc Nylon.

Dùng nhiệt độ phân biệt vải:
Cách làm này thì bạn chỉ cần biết tính chất của sợi tự nhiên khi cháy hết sẽ không bị vón cục, còn sợi nhân tạo sẽ bị vón cục và có mùi khét của nhựa.

Cách bảo quản và vệ sinh vải cá sấu

Cách bảo quản và vệ sinh vải cá sấu

Cách bảo quản vải hiệu quả
Không được phép để vải ở những nơi có độ ẩm cao sẽ làm áo thun cá sấu dễ bị nấm mốc, mất thẩm mỹ.
Giặt ngay sau khi sử dụng để tránh mùi hôi bám giữ lâu ngay.
Nên lộn ngược mặt áo để phơi, điều này sẽ làm cho áo không bị bay màu.
Quần áo thun cá sấu 100% Cotton nên ủi ở nhiệt độ vừa phải tránh làm mất tính năng co giãn.
Hưỡng dẫn sử dụng và vệ sinh vải
Sau khi mua về nên giặt bằng tay có ngâm một chút một giặt với nước lạnh.
Hạn chế giặt với những loại quần áo trắng.
Không được giặt vải với nước có nhiệt độ cao.
Không sử dụng thuốc tẩy để làm sạch áo như vậy sẽ làm vải cá sấu bị hư hỏng.
Không dùng các loại nước xả mềm vì vải rất dễ bị mất tính năng co giãn.

Vải thun cát hàn
Cát hàn là vải đa dạng về màu sắc và hoa văn. Nó bao gồm: 92% là Poly, 8% là Spandex. Do vải thun cát hàn có thành phần chính là Poly nên sẽ hạn chế khả năng hút ẩm và thoáng khí của vải. Tuy nhiên, vải thun cát hàn khá dày dặn, đa dạng màu sắc nên khi may trang phục sẽ rất đẹp, bắt mắt người nhìn.

Vải thun da cá
Giống như tên của nó, mặt trong của vải thun da cá có hình như vảy cá. Cũng vì thế mà vải này khá giày, độ bền ma sát tốt, chống nhăn, chống bai xù, nhất là khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Như các loại vải thun khác, vải thun da cá có khả năng đần hồi, co giãn tốt, thích hợp may trang phục cho mọi lứa tuổi.

Thành phần của vải này bao gồm

Thành phần của vải này bao gồm: Cotton và Spandex (thun). Tỉ lệ pha sẽ khác nhau, ví dụ như: vải thun da cá pha cotton 95% và 5 % Spandex để đảm bảo độ bền và cân bằng vải tốt.

Vải thun gân
Nếu bạn không để ý, Khánh Linh khẳng định bạn sẽ lầm tưởng vải thun gân là vải len khi nhìn bằng mắt thường, bởi nó có các sợi dọc trên mặt vải tương tự như vải len. Vải được sản xuất dựa trên 2 chất liệu là: Ploy (92 – 95%) và Spandex (5 – 8%) nên vải khá dày, độ bền cao, bền màu khi giặt, ít nhăn, độ co rút khoảng 3 – 5%

Vải thun mè
Vải thun hạt mè sẽ có nhiều lỗ nhỏ như hạt mè trên bề mặt vải. Điều này sẽ giúp cơ thể thoát ẩm và thoáng khí hơn. Bạn có thể nhìn thấy loại vải này ở các bộ quần áo thể thao, bóng đá hoặc ở những bộ váy, đầm của phụ nữ.

Đặc tính của vải thun
Từ khi ra đời, vải thun ngày càng trở lên phổ biến và ngày nay nó có mặt hầu hết trong các mặt hàng thời trang khác nhau với những ưu điểm và nhược điểm như:

Ưu điểm
Thoáng mát, thấm hút mồ hơi cực tốt
Nếu so với Chiffon hay ren thì điểm này của thun sẽ đánh sập 2 loại vải kia. Quần áo vải thun mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, nhất là những người ra nhiều mồ hôi, lao động chân tay. Ngoài ra, vài này cũng thích hợp dùng trong những ngày hè oi ả vì nó có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như Cotton 100%.

Khả năng co giãn, đàn hồi tuyệt vời

Khả năng co giãn, đàn hồi tuyệt vời
Bên cạnh sự thoải mái, thoáng khí, vải thun còn có khả năng đàn hồi, co giãn rất tốt. Khánh Linh lấy ví dụ thực tế cho bạn hiểu nhé: Bạn mua chiếc áo thun size M là chuẩn, đẹp với dáng người và 6 tháng sau, bạn hơi mập lên một xíu thì khẳng định, bạn vẫn có thể mặc chiếc áo size M kia mà không cảm thấy khó chịu.

Thiết kế, may mặc dễ dàng
Sự sáng tạo không bao giờ là lỗi mốt. Nhưng sáng tạo có mà chất liệu không cho phép thì cũng không thể làm gì được. Vì thế, vải thun luôn là sự chọn lựa của nhiều nhà thiết kế, công ty sản xuất may mặc. Bởi vì, vải thun cho phép họ có thể thỏa thích sáng tạo thiết kế, nhuộm đa dạng màu mà không có nhiều lo lắng.

Đây cũng là niềm vui cho người tiêu dùng. Tại sao? Đơn giản là khi quần áo đa dạng, chúng ta cũng đa dạng chọn lựa màu sắc mình thích mà chất lượng vẫn thế.

Độ bền cao
Độ bền cao chỉ khi vải thun có thêm sự kết hợp của Poly, bởi Poly sẽ giúp thun ít nhăn, ít phai màu, khả năng co rút thấp hơn Cotton. Độ co rút của nó chỉ khoảng 3 – 5% mà thôi.

Giặt giũ, bảo quản dễ dàng
Vải thun có thể giặt trực tiếp bằng tay hoặc bằng máy mà không phải e ngại như một số vải khác. Mặc dù sau khi giặt có chút nhăn nhưng bạn chỉ cần ủi qua một chút là OK.

Nhược điểm
Bất kỳ loại vải nào cũng có ưu và nhược điểm, vải thun cũng như vậy, nó cũng có một số nhược điểm như: Giá thành cao, vải quá dày hoặc có một số loại vải thun làm từ Polyeter có khả năng thấm hút mồ hôi thấp.

Các ứng dụng của vải thun

Các ứng dụng của vải thun

Trong thiết kế thời trang
Vải thun có độ đàn hồi và khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên được sử dụng nhiều để làm đồ thể thao. Như hình ảnh dưới đây, vải thun được dùng để may quần áo chạy bộ, đạp xe địa hình, thể thao.

Hoặc bạn cũng có thể thấy, vải thun được những cô gái cực kỳ ưa chuộng khi may thành những chiếc áo cộc đơn giản, mát mẻ nhưng cũng chẳng kém phần cá tính và phong cách. Đơn giản là thế mà cũng mang style cực chất phải không nào.

Các cách nhận biết vải thun
Với sự phổ biến của vải thun hiện nay thì tình trạng có hàng giả hàng nhái là không thể nào tránh khỏi. Vì thế bạn cần phải biết cách phân biệt khi di mua vải hay quần áo thun để tránh bị lừa. Những cách nhận biết vải thun như sau:

Bằng mắt thường
Bởi trong vải thun có thành phần là cotton nên nó thường có độ nhám nhất định, hơi xù nhẹ. Còn những sản phẩm có chứa Polyester sẽ không có hiện tượng xù lông, và khi nhìn vào vải bạn sẽ thấy độ bóng nhất định.

Bằng tay
Chất liệu thun tốt là khi bạn sờ vào sẽ có cảm giác mềm mịn, thoáng mát, khi vò sẽ có độ nhăn nhẹ. Nếu bạn dùng lực kéo sẽ thấy vải có độ đàn hồi tương đối cao.

Kiểm tra độ thấm hút ẩm

Kiểm tra độ thấm hút ẩm
Vì trong vải thun có thành phần là cotton nên nó sẽ thấm hút ẩm cực kỳ tuyệt vời. Chính nhờ đặc tính này mà người mặc sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi sử dụng loại vải này để may quần áo.

Cách bảo quản quần áo vải thun tốt
Bảo quan vải thun rất dễ dàng, nó không quá khó để làm sạch và bảo quản như chiffon, nỉ, dạ. Cụ thể như sau:

Bạn có thể giặt tay và giặt máy nhưng lưu ý là nên giặt với nước lạnh, nước bình thường là tốt nhất.
Khi giặt nên ngâm chúng một lúc rồi giặt. Điều này sẽ giúp nó bền lâu hơn so với bình thường. Nên bảo quản vải thun ở khu vực thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt vì đặc tính hút ẩm của chúng. Khi quần áo bị bẩn thì hãy loại bỏ vết bẩn đó ngay nếu bạn không muốn sau này nó bị mốc.

Đặc điểm của vải thun phân loại vải thun bạn cần biết

Ưu điểm nổi bật nhất của vải thun là độ đàn hồi, co giãn tuyệt hảo. Chính vì vậy, người dùng có thể thoải mái sử dụng sản phẩm sử dụng vải thun mà không phải lo mình béo lên hay gầy đi một chút.

Ưu điểm nổi bật nhất của vải thun

Nhờ vào đặc điểm ưu việt này, vải thun trở thành nguyên liệu chính cho ngành sản xuất trang phục thể thao. Đồng thời, quần áo free size hầu hết được làm từ chất vải này. Vải thun tạo sự thoải mái, dễ dàng chuyển động, không gây bó sát, trật trội như nhiều loại vải khác. Vì vậy, chúng được người có tần suất di chuyển, lao động nặng nhọc cực kỳ yêu thích.

Dễ gia công

Dễ gia công

Thế giới thời trang thay đổi không ngừng đỏi hỏi những yêu cầu khắt khe về sự linh hoạt theo từng mẫu mã, dễ cắt may, tạo được màu sắc phong phú. Vải thun sẽ đáp ứng tất cả mong muốn trên của các nhà thiết kế.

Chất vải thun phù hợp với mọi kiểu dáng từ đơn giản đến cầu kỳ, đặc biệt là mẫu quần áo năng động, trẻ trung. Các ý tưởng sáng tạo hàng đầu sẽ được truyền tải trọn vẹn nhờ vào chất liệu này.

Ưu nhược điểm của vải thun lạnh là gì?

Vải thun lạnh khá mềm, mịn và trơn láng nên khi sờ vào sẽ cho người dùng cảm giác mát lạnh, đồng thời tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng.
Điểm nổi bật của loại vải này là không nhăn và dễ giặt sạch nên khi dùng người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi đồ của mình vô tình bị lấm bẩn.
Tính bền từ các loại sợi tổng hợp bên trong giúp vải không bị ảnh hưởng quá nhiều khi môi trường có nhiều vi khuẩn hoặc nước.
Khả năng thấm nước rất ít và rất chậm rãi.
Khả năng thoát ẩm cao giúp thấm hút mồ hôi cực kỳ hiệu quả, khi giặt rất nhanh khô nên người dùng có thể thoải mái sử dụng.
Phù hợp để may các loại quần thể thao nhờ đặc tính thông thoáng và thấm hút mồ hôi nhanh chóng mà loại vải này có được.
Vải thun lạnh giá bao nhiêu thì không thể nói một cách cụ thể, nhưng thực tế thì tương đối rẻ và có thể được nhu cầu hầu hết người tiêu dùng hiện nay.
Mẫu mã và màu sắc đa dạng giúp cho người dùng thoải mái lựa chọn được những món đồ phù hợp với mình.
Độ co giãn rất tốt, ít bị co rút khi dùng, sử dụng một thời gian dài không bị xù lông khi chà mạnh.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà vải thun lạnh đem lại vẫn còn tồn tại một số nhược điểm đáng chú ý.

Vì chất liệu chính được làm từ sợi tổng hợp nên khi mặc sẽ khá nóng. Do đó, chỉ thích hợp để may những trang phục có kích thước rộng như áo ba lỗ, các loại áo form rộng,…
Thun lạnh không sử dụng được ở những môi trường có nhiệt độ cao, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải.

Cách nhận biết vải thun lạnh

Cách nhận biết vải thun lạnh

Để có thể chọn được vải chất lượng trong quá trình sử dụng bạn cần nắm rõ cách nhận biết loại vải này như thế nào.

Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm có lẽ đây là điều khó khăn. Tuy nhiên bạn đừng lo bởi chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết vải thun lạnh chính xác nhất. Tránh được trường hợp mất tiền không đáng, cách nhận biết vải như sau:

Dùng tay chạm vào vải nếu vải mềm, mịn, mướt tay và thấy vải sáng nhẹ.
Để chắc chắn bạn có thể kiểm tra bằng cách đưa ra ánh sáng để kiểm chứng độ đều của vải khi dệt, bề mặt vải chất lượng đòi hỏi phải láng mịn, không có nhiều hạt nếp nổi cộm trên về mặt.
Thử độ đàn hồi của vải bằng cách dùng tay tác động lực lên vải, sau đó kéo vải về mọi hướng để xem xem độ đàn hồi của vải như thế nào. Sau khi kéo mà vải vẫn về lại được hình dáng như ban đầu thì đó là chất vải tốt.
Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra khả năng thấm hút của vải lạnh bằng cách thấm ít nước lên vải, nếu vải không thấm nước hoặc thấm ít thì đó là vải lanh chất lượng.
Bạn cũng có thể kiểm tra chất lượng vải giữa vải và biên có đều màu không, giữa các lớp vải có đều màu nhau không.
Với những cách nhận biết vải như trên bạn sẽ dễ dàng xác định được đâu là vải chất lượng có khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng mà bạn đang cần.

Cách bảo quản vải thun lạnh hiệu quả

Mỗi loại vải đều có những cách bảo quản riêng sao cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng vải trong quá trình sử dụng.
Vì là loại vải có khả năng thấm nước kém nên khi giặt máy bạn không nên giặt quá lâu.
Trong quá trình sử dụng tránh xa những vị trí ẩm mốc, hạn chế việc ngâm quần áo quá lâu trong thau khi giặt tay.
Đối với vải thun lạnh khi ủi bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, không nên để nhiệt độ quá cao có thể khiến cho sợi vải bị teo lại. Đặc biệt vải là chất liệu không nhăn nên không cần phải ủi trước khi dùng.

Hạn chế sấy khô quần áo được may từ vải thun lạnh nếu chưa cần thiết, bởi nếu sấy quá nhiều ở nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải trong quá trình sử dụng.
Khi giặt chỉ nên sử dụng nước giặt loãng hoặc hòa tan bột giặt trước khi dùng để tránh tình trạng vải bị mục, nhanh hỏng khi vừa mới sử dụng.
Để đảm bảo form dáng quần áo đạt chuẩn như ban đầu, khi phơi bạn nên lựa chọn nơi thoáng mát, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào quần áo, tránh làm phai màu vải khi dùng.

Ứng dụng của thun lạnh

Ứng dụng của thun lạnh

Hiện tại thun lạnh được sử dụng khá phổ biến, cả nam, nữ và ngay cả em bé đều có thể sử dụng chất liệu này. Vải thun lạnh chủ yếu được dùng để may nhiều loại trang phục khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người dùng trong quá trình sử dụng.

Cụ thể:
Vải thun lạnh được sử dụng để may đầm, váy, đồ ngủ, đồ bộ,… đem lại nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo cho người dùng. Với ưu điểm là bề mặt trơn, láng, mịn màng nên được lòng của nhiều chị em khi mặc.
Đối với nam giới, thun lạnh được dùng để may đồ thể thao. Bởi ưu điểm thoát hơi tốt, giúp cho người mặc có thể thoải mái, dễ chịu và không cảm thấy gò bó khi chơi thể thao đổ nhiều mồ hôi.
Được dùng để may quần áo nhỏ trẻ, các sản phẩm nổi bật như áo ba lỗ, đồ bộ, quần áo rộng,…

Bền bỉ với thời trang

Điểm cộng hoàn hảo của vải thun là khả năng bắt màu tuyệt vời. Vải có thể dễ dàng đem nhuộm, chuẩn nhiều cấp độ màu sắc. Các nhà thiết kế có thể in trực tiếp hoa văn lên sản phẩm.

Từ đó, vải thun có thể được giặt bằng tay hoặc bằng máy mà không ảnh hưởng tới chất lượng của vải. Nếu chưa yên tâm, bạn có thể sử dụng túi giặt chuyên dụng để giữ được độ bền đẹp cho trang phục yêu thích của mình.

Khả năng thoáng khí cao

Khả năng thoáng khí cao

Vải thun là chất liệu được yêu thích hàng đầu trong mùa hè nóng bức. Kết cấu nhiều lỗ hở vừa tăng cường khả năng co giãn vừa giúp vải có độ thoáng khí, mát mẻ. Khi bạn kéo nhẹ vải thun, chất liệu vẫn có thể dễ dàng trở lại hình dáng ban đầu.

Chất liệu đặc biệt phù hợp với những người lao động nặng nhọc, ra nhiều mồ hôi. Đồng thời, vải có thể được giặt trong những ngày nồm ẩm, nhanh khô, ít gây ra mùi hôi khó chịu.

Phân loại vải thun: Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại vải thun với cấu tạo thành phần riêng biệt. Chất liệu có thể được làm tư các sợi bông thiên nhiên 100% cotton hoặc được pha thêm các sợi nhân tạo để thay đổi công dụng, tăng tính thẩm mỹ hay hạ bớt giá thành. Sau đây là các dòng vải thun cơ bản.

Vải thun cotton 100%

Loại vải thun này được sản xuất từ sợi bông xơ nguyên chất, có thể co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều. Loại vải này được xem là hàng loại 1 có giá thành cao nhất, có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Tuy nhiên, vải thun cotton thường rất khô, cứng và dễ bị xù lông. Vì vậy, sợi Spandex thường được bổ sung giúp gia tăng độ mềm mịn cho sản phẩm.

Vải thun cotton 65/35

Vải thun cotton 65/35

Vải thun cotton 65/35 hay còn gọi là vải thun CVC chứa 65% cotton và 35% PE. Loại vải này ít nhăn, giá thành rẻ hơn nhưng vẫn giữ được khá nhiều những ưu điềm của vải thun cotton nên được sử dụng phổ biến.

Vải thun cotton 35/65

Vải thun thun cotton 35/65 hay còn gọi là vải TC có tỉ lệ thành phần PE lên tới 65%. Vải có độ co giãn vượt trội song khi mặc có cảm giác khá bí, giá thành cũng rẻ hơn so với vải thun CVC và vải thun cotton 100%.

Vải thun cá sấu

Vải thun cá sấu hay còn gọi là Poly etylen có kết cấu đặc trưng bao gồn nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt vải. Trên thị trường hiện nay có 5 loại vải cơ bản:

Vải cá sấu 65/35

Đây là sự kết hợp giữa sợi cotton và polyester có khả năng thông thoáng, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Thớ vải khá đẹp, bền, không thô và ít bị xù lông. Tuy nhiên, vải rất dễ bai màu trong quá trình giặt giữ đặc biệt là loại vải có màu đậm như đỏ, tím, xanh,…

Nhận Diện Vải Thun Theo Thành Phần Cotton Và PE

Nhận Diện Vải Thun Theo Thành Phần Cotton Và PE

Nhận diện vải 100% cotton
Tính chất:
Có ưu điểm là vải mặc thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, giảm nhiệt cơ thể. Có nhược điểm là vải dễ nhăn, có thể co giãn làm mất form áo khi giặt nhiều lần, giá thành cao nhất trong các loại vải. Thường được dùng cho các loại áo thun cao cấp.

Đặc điểm nhận dạng:
+ Nhìn mặt vải: Mặt vải khá thô, không bóng láng như vải PE.
+ Sờ vải: Mặt vải rất mềm, có độ thô, cảm giác mát tay khi sờ.
+ Vò mạnh vải: Rất nhăn nếu bị vò mạnh
+ Đốt vải: Vải bắt lửa rất ngọt, cháy rất nhanh khi đốt, giống như là đang đốt giấy vì có mùi như giấy cháy, tro vải có màu xám, tan ra dễ dàng và không bị vón cục.
+ Làm ướt vải: Vải sẽ thấm nước rất nhanh, diện tích loang nước rộng.

Nhận diện vải 65/35 (Còn gọi là CVC hay Cotton 65/35)
Tính chất:

Vải này có tính chất gần giống như vải 100% cotton, thấm hút mồ hôi khá tốt, mặc khá mát, ít nhăn hơn và giá thành thấp hơn vải 100% cotton một chút. Thường được dùng để may các loại áo thun có cổ loại tốt.

Đặc điểm nhận dạng:
+ Nhìn mặt vải: Mặt vải láng hơn vải 100% cotton.
+ Sờ vải: Mặt vải khá mềm, cảm giác không mát tay khi sờ.
+ Vò mạnh vải: Vò mạnh sẽ thấy nhăn nhiều, vò nhẹ hầu như không nhăn.
+ Đốt vải: Bắt lửa tốt, cháy nhanh, khi cháy có chút mùi nhựa, tro tan nhanh, ít bị vón cục.
+ Làm ướt vải: Vải thấm nước nhanh nhưng không bằng vải cotton 100%.

Nhận diện vải 35/65 (Còn gọi là TC, Tixi hay Cotton 35/65)

Nhận diện vải 35/65 (Còn gọi là TC, Tixi hay Cotton 35/65)

Tính Chất:

Thấm hút mồ hôi tương đối, hơi nóng khi mặc, vải rất ít nhăn, hầu như không bị giãn khi giặt nên giữ được form áo rất lâu, giá thành trung bình. Thường được dùng để may các loại áo thun trung cấp.

Đặc điểm nhận dạng:
+ Nhìn mặt vải: Mặt vải trơn láng, có độ bóng.
+ Sờ vải: Mặt vải khá cứng, cảm giác không mát tay khi sờ.
+ Vò mạnh vải: Vò mạnh mới thấy vải nhăn ít, vò nhẹ không nhăn.
+ Đốt vải: Bắt lửa khá kém, cháy chậm, có chút mùi nhựa tương đối rõ khi cháy. Vải cháy xong bị vón thành cục nhỏ không tan hết khi bóp nhưng vẫn thấy có một ít tro.
+ Làm ướt vải: Vải thấm nước chậm, cảm giác hút nước kém.

Nhận diện vải PE (Vải 100% PE)
Tính Chất:
Thấm hút mồ hôi rất kém, cảm giác nóng bức khi hoạt động mạnh, vải hầu như không nhăn, không bị giãn khi giặt nên giữ được form áo rất tốt, dễ nhuộm màu, giá thành thấp nhất. Thường được dùng để may các loại áo thun giá rẻ.

Đặc điểm nhận dạng:
+ Nhìn mặt vải: Mặt vải có độ sáng hơi bóng, các đường vải có độ đều cao, có cảm giác các sợi xếp song song với nhau.
+ Sờ vải: Mặt vải trơn láng, sờ vào cảm giác nóng, thể bị xù lông sau một thời gian dài sử dụng.
+ Vò mạnh vải: Vò mạnh vải cũng không bị nhàu.
+ Đốt vải: Bắt lửa kém nhất, cháy chậm, không cháy ngay mà xoắn vào thành cục và có mùi khét của cao su như khi đốt nhựa, ngọn lửa cháy nhấp nhô dễ tắt. Vải cháy xong không có tàn tro mà mà vón thành cục lớn, rất cứng, bóp không tan.
+ Làm ướt vải: Vải thấm nước rất chậm, cảm giác như vải không thấm nước.

Sự khác nhau giữa vải thun lạnh 2 chiều và thun lạnh 4 chiều

Sự khác nhau giữa vải thun lạnh 2 chiều và thun lạnh 4 chiều

Thun lạnh 2 chiều và thun lạnh 4 chiều được dệt từ loại sợi tổng hợp nilon hay sợi polyester. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, vải thun lạnh mang những đặc điểm ưu việt như: trơn, mịn, mỏng, thoát hơi tốt… Chính vì vậy mà cả hai loại vải này đều có tính ứng dụng cao, có thể lựa chọn làm chất liệu để may quần áo thể thao, quần áo ngủ, các trang phục khác thường ngày…
Ngay từ tên gọi, sự khác biệt giữa vải thun lạnh 2 chiều và 4 chiều chủ yếu nằm ở độ co giãn của chúng. Vải thun lạnh 4 chiều có thể kéo giãn dễ dàng cả về chiều ngang lẫn chiều dọc, nhưng vải thun lạnh 2 chiều thì chỉ kéo được theo chiều ngang. Vậy nên khi may đồ, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn vải thun 2 chiều hoặc vải thun 4 chiều cho phù hợp dựa trên các đặc điểm riêng của từng loại.
Thông thường, vải thun lạnh 2 chiều có giá thành rẻ hơn vì rất dễ để gia công, tuy nhiên loại vải này có nhược điểm là gây cảm giác khá thô cho người mặc và không thoải mái khi vận động nhiều. Ngược lại thun lạnh 4 chiều thoáng mát, mềm mại và có độ co giãn tốt hơn, tuy nhiên giá thành lại cao hơn nhiều so với vải thun lạnh 2 chiều.

Nên chọn vải thun lạnh 2 chiều hay 4 chiều
Dựa vào những đặc điểm và giá thành riêng của mình, vải thun lạnh 2 chiều và 4 chiều sẽ có những ứng dụng riêng không giống nhau:

Để may những bộ quần áo thông dụng như đồ ngủ, đồ mặc ở nhà, nhiều người sẽ ưu tiên chọn vải thun lạnh 2 chiều hơn. Mặc dù độ co giãn không tốt như thun lạnh 4 chiều nhưng loại vải này vẫn đảm bảo được các tiêu chí về độ nhẹ, mềm mỏng, mặc mát nên người mặc vẫn hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi sử dụng hàng ngày.
Đối với thun lạnh 4 chiều lại có tính ứng dụng cao hơn. Bạn có thể lựa chọn vải này để may nhiều loại trang phục khác nhau, đặc biệt là các loại quần áo thể thao, đồ tập gym, may áo dài… Chính nhờ những ưu điểm co giãn tốt, thoát hơi tốt, bề mặt láng mịn, mềm mại.. vải thun lạnh 4 chiều sẽ đem lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người mặc.

May đồ thể thao với vải thun lạnh 4 chiều

May đồ thể thao với vải thun lạnh 4 chiều

Đối với tất cả các loại quần áo đều yêu cầu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cả về thẩm mỹ và chất lượng quần áo, đồ thể thao cũng không ngoại lệ. Trước khi có sự xuất hiện của vải thun lạnh 4 chiều thì vải cotton vẫn là chất liệu được ưu tiên hàng đầu dùng để may đồ thể thao, các sản phẩm áo thun. Mặc dù vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nhưng độ bền lại khá kém. Chính vì vậy, vải thun lạnh 4 chiều ra đời đã khắc phục được những hạn chế của vải cotton và được sử dụng phổ biến ngày nay cho nhu cầu may trang phục thể thao.
Vải thun lạnh được đánh giá là có độ bền vượt trội hơn so với nhiều loại vải khác, không dễ bị sờn rách lại thoát hơi ẩm tốt… đây là những đặc tính rất cần khi lựa chọn vải để may trang phục.
Quần áo khi được may từ vải thun lạnh giúp người mặc thoát mồ hôi nhanh chóng, tạo cảm giác thoáng mát, thoải mái dễ chịu ngay cả khi vận động nhiều, cũng không xảy ra trường hợp bị bết dính vào người. Cực kỳ lý tưởng khi sử dụng chất vải này để may các loại đồ bóng đá, đồ tập gym.
Đặc biệt với xu hướng thời trang ngày càng đổi mới, các loại trang phục: đồ thể thao, đồ luyện tập, đồ thi đấu đều cần được in ấn lên trang phục thì vải thun lạnh làm từ polyester lại là một sự lựa chọn hoàn hảo vì loại vải này rất dễ in các họa tiết, in chữ lên áo… Áp dụng các công nghệ in ấn hiện đại như in lụa, in chuyển nhiệt… sẽ giúp tạo ra những sản phẩm quần áo chất lượng với hình in đẹp, bền màu… vừa đáp ứng nhu cầu trang phục mặc thoải mái vừa tạo ra sự khác biệt với các chi tiết in trên quần áo.

Cá sấu Thái

Cá sấu Thái
Sớ dệt pique khá giống với loại vải cá sâu căn kim có bề mặt đẹp, độ bền cao. Tuy nhiên, vải được làm từ chất liệu tổng hợp, dệt kín. Vải ít xù lông, khó nhăn nhưng rất dễ ra màu. Vì vậy, không nên giặt vải chung với các chất liệu khác, đặc biệt là màu sáng.

Vải thun cá mập
Vải thun cá mập được biết đến với tên gọi là vải cá sấu 2 chiều. Thớ vải có dày, to nên khá cứng, ít co giãn hơn.Vì vậy, vải ít khả năng chảy, xộc xệch sau nhiều lần giặt. Các màu mạnh của vải thun rất dễ phai, cần chú ý khi vệ sinh sản phẩm.

Cá sấu cotton 100%
Cá sấu cotton 100% được làm từ sợi bông xơ nguyên chất có độ thông thoáng ấn tượng, chuyển hóa hơi ẩm ra môi trường bên ngoài nhanh chóng. Thực tế, loại vải này thường có giá thành cao và khá khó mua.

Cá sấu polyester dạng tổ ong
Loại vải này còn có tên gọi khác là cá sấu polyester thái dệt mỏng. Các thớ dạng tổ ong giúp vải không bị bí hơi, hầm nóng như vải cá sâu Thái. Chúng thường được sử dụng để may áo cổ tròn.

Vải thun lạnh
Vải thun lạnh được tổng hợp chủ yếu từ polyester hoặc nylon. Vải có màu sắc khá đa dạng trài dài trên nhiều phân khúc thị trường. Vải thường được pha thêm khoảng 2-5% sợi spandex để ra tăng sự mềm mịn, trơn láng. Vải chống thấm nước, khó nhăn nhúm nên rất dễ vệ sinh. Tuy nhiên, vải thun lạnh dễ bị giãn, chảy khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy, cần bảo quản, cất giữ sản phẩm sử dụng vải thun lạnh thật cẩn thận, tránh xa thiết bị tỏa nhiệt hoặc nơi có nhiệt lượng không, không sử dụng nước quá nóng để giặt vải.

Ứng dụng của chất liệu vải thun

Ứng dụng của chất liệu vải thun

Ứng dụng trong đồ nội thất
Ngoài lĩnh vực thời trang, vải thun còn được biết đến với những bộ chăn ga gối đệm và một số đồ dùng khác như khăn trải bàn, rèm cửa,… Những vật dụng từ chất liệu này thường có độ bền cao, nhiều màu sắc, đồng thời rất dễ vệ sinh. Tính năng thông thoáng, mát mẻ cũng được các thương hiệu chăn ga gối đệm nổi tiếng lưu tâm. Những bộ sản phẩm này thường được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.

Cách phân biệt vải thun
Để phân biệt khi lựa chọn sản phẩm sử dụng chất liệu vải thun, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

Bề mặt vải thun thường khá nhám, hơi xù lông. Khi kéo, vải có độ đàn hồi cao, khôi phục được hình dạng ban đầu
Vải thun có khả năng thấm hút. Người dùng sẽ không có cảm giác nóng, bí hơi, đặc biệt khi ra nhiều mồ hôi.
Hướng dẫn bảo quản vải thun
Để giữ được vải thun luôn bền đẹp, người dùng cần nắm được cách vệ sinh hiệu quả
Khi giặt nên sử dụng nước có nhiệt độ dưới 40 độ C để vải không bị co, dão.
Bảo quản sản phẩm dệt từ vải thun ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Phân biệt chất liệu, màu sắc trang phục trước khi giặt vì vải thun rất dễ phai màu.
Nên ngâm vải trước khi giặt để đảm bảo sản phẩm được sạch sẽ, thơm tho.
Sử dụng chất tẩy nhẹ giúp gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

Nguyên tắc phân loại vải thun và thiết kế áo thun

Áo thun hay còn gọi là áo phông là một loại trang phục rất phổ biến được mặc bởi cả nam lẫn nữ, tiếng anh của áo thun là T – shirt tức là loại áo có hình chữ T, đây là cách gọi theo hình dáng đặc trưng của áo thun. Áo thun thông dụng nhất là loại áo thun cổ điển với tay ngắn và cổ tròn, khác với áo sơ mi thường có cổ bẻ và tay dài. Thông thường áo thun là được may bằng các loại vải cotton khác với áo sơ mi thường được may bằng các loại vải dệt thoi như kaki hay kate. Hiện nay áo thun là một sản phẩm được sản xuất đại trà với những dây chuyền tự động hóa cao cho ra rất nhiều sản phẩm cùng lúc.

Sự co giãn

Tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE

Đây là tiêu chí rất quan trọng quyết định đến mục đích lựa chọn loại vải sao cho phù hợp với tính chất công việc của người mặc. Vải thun hiện nay được chia ra 2 kiểu co giãn đó là vải thun 4 chiều và vải thun 2 chiều.

– Vải thun 4 chiều:
Đây là loại vải co giãn được theo cả 4 theo chiều. Thun 4 chiều khi bạn dùng lực kéo vải thun theo chiều ngang và chiều dọc thì vải đều co giãn được. Vải co giãn 4 chiều là loại vải có mức độ co giãn đàn hồi tốt nhất do đó sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho người mặc trong quá trình lao động và vui chơi. Đương nhiên thì vải thun 4 chiều sẽ có giá thành cao hơn vải co giãn 2 chiều khoảng 15.000-30.000đ/ kí vải.

– Vải thun 2 chiều:
Loại vải này chỉ co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc, thường là chiều ngang hơn là chiều dọc. Mức độ đàn hồi và co giãn của loại vải thun 2 chiều đương nhiên là thấp hơn so với loại vải thun 4 chiều do đó nó không mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc bằng loại vải 4 chiều. Tất nhiên là giá thành của nó cũng thấp hơn loại vải thun 4 chiều khá nhiều như đã đề cập ở trên.

Tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE
Đây là tiêu chí rất quan trọng khi xét đến độ bền và mức độ thoáng mát chất vải. Vải thun hiện nay là loại vải được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là sợi cotton (hay còn gọi là sợi bông thiên nhiên) và sợi PE (sợi vải tổng hợp polyester có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ). Vải càng có nhiều thành phần là cotton thì càng thấm hút mồ hôi tốt và sẽ mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc. Vải có thành phần PE cao thì sẽ không thấm hút mồ hôi tốt do đó khi mặc sẽ không được mát như vải có thành phần cotton cao. Vải có thành phần cotton càng cao thì chất vải càng mềm, dễ bị nhăn, bề mặt vải không bóng láng. Vải có thành phần PE cao thì ngược lại. Nếu nhân viên công ty là người hoạt động ngoài trời hoặc thường làm những công việc vận động mạnh thì không nên lựa chọn vải có thành phần PE cao để may áo. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, vải thun xét theo tỉ lệ phần trăm cotton và PE được chi làm 4 loại chính là:

– Vải thun 100% cotton:
Thành phần vải có 100% chất liệu là sợi bông tư nhiên.

+ Ưu điểm: Là loại vải mềm mịn, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc. Rất thích hợp để may đồng phục cho những nhân viên thường phải hoạt động mạnh hay làm việc ngoài trời.
+ Nhược điểm: Loại vải này có mức giá cao nhất so với các loại vải khác(sản phẩm có phần trăm cotton càng cao thì giá thành càng cao), là loại vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, chất vải khô, độ bền kém hơn các loại vải có pha sợi nilon(PE) như vải cotton 65/35 hoặc cotton 35/65.

Kết hợp áo thun với áo khoát trắng nào

– Vải thun 65/35 (Vải Tixi):
Thành phần vải có 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Có độ hút ẩm khá tốt do có thành phần sợ cotton khá cao, form vải cứng cáp hơn, ít bị nhăn hơn, có độ bền cao hơn và giá thành thấp hơn so với vải thun 100% cotton.
+ Nhược điểm: Cảm giác thoáng mát kém hơn vải thun 100% cotton nhưng không đáng kể.

– Vải thun 35/65 (Vải CVC):
Thành phần vải có 35% là sợi cotton, 65% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Vải có độ bền cao, hầu như không nhăn và giá thành khá thấp.
+ Nhược điểm: Do tỉ lệ cotton thấp và PE cao nên độ hút ẩm và độ thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 kiểu vải ở trên, vải mặc khá nóng nếu người mặc phải lao động mạnh hoặc làm việc ngoài trời.

– Vải thun PE:
Thành phần vải 100% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Vải có form cứng cáp, không nhăn, đồ bền rất cao, giá thành thấp nhất trong 4 loại vải trên. Vì là loại vải có giá thành mềm nhất và có độ bền cao nên được khá nhiều khách hàng chọn lựa.
+ Nhược điểm: Không thấm hút mồ hôi nên mang lại cảm giác nóng ẩm, không thoải mái cho người mặc.

Kiểu dệt vải

Kiểu dệt vải

Đây là một tiêu chí rất quan trọng để phân loại vải thun và cũng là yếu tố quyết định đến bề mặt bên ngoài của loại vải. Tùy theo kiểu dệt mà những sợi vải sẽ tạo nền những bề mặt vải khác nhau. Trong đó vải thun cơ bản nhất là kiểu dệt Single (vải thun trơn), dệt kiểu cá sấu và dệt kiểu cá mập. Ngoài ra còn có những kiểu dệt khác như : dệt kiểu da cá, dệt kiểu mè (vải thun mè). Dựa vào mắt thường khi xem xét kĩ ta hoàn toàn có thể phân biệt được 3 loại vải thun được dệt bởi 3 kiểu dệt khác nhau đó là vải thun trơn, vải thun may áo polo (vải cá sấu, vải cá mập) và vải thun lạnh.

– Vải thun trơn:
Được dệt bằng kiểu dệt Single, tạo ra 1 mặt trái và 1 mặt phải. Đây là loại vải thun rẻ tiền và phổ biến nhất trên thị trường, có thể may được nhiều kiểu áo thun khác nhau như áo thun cổ tròn, áo thun cổ tim, áo thun cổ trụ, áo thun raglan. Đây là loại vải nhẹ, có bề mặt láng mịn do nó là kiểu vải được dệt theo phương pháp mà các sợi vải sát nhau theo 1 chiều (kiểu dệt Single).

– Vải thun may áo polo:
Có 2 loại vải trong nhóm này đó là vải thun cá sấu và vải thun cá mập, cả 2 loại vải thuộc nhóm này đều chỉ thích hợp dùng để may áo thun cổ trụ hay còn gọi là áo thun cổ bẻ, áo thun polo. Người ta không dùng nó để may áo thun cổ tròn, cổ tim hoặc áo thun raglan.

+ Vải thun cá sấu: Loại vải này mắt lưới dệt to hơn vải thun trơn( lỗ lưới đan dệt to hơn) đan nhau như những xích và có độ nhám chứ không láng mịn như thun trơn. Xuất hiện đầu tiên tại Pháp năm 1933 , là loại vải được dùng để may các loại áo thun của hãng thời trang danh tiếng Lacoste có biểu tượng là hình con cá sấu nên được gọi thông dụng là vải thun cá sấu. Hiện nay đây là loại vải thông dụng nhất dùng để may áo đồng phục công ty tại Việt Nam.

+ Vải thun cá mập: Kiểu dệt kim giống như vải thun cá sấu nhưng có mắt lưới vải to hơn nên bề mặt vải không mịn bằng vải cá sấu, chất vải thô hơn, cứng hơn và nhám hơn, độ co giãn cũng kém hơn. Vải có giá thành thấp hơn vải thun cá sấu một chút.

– Vải thun lạnh:
Là loại vải có thành phần 100% là sợi PE. Bề mặt vải bóng láng, co dãn rất ít, không nhăn, không có lông vải (không bao giờ xù lông) . Vải mè cũng là 1 loại thun lạnh, có hạt giống như hạt mè trên mặt vải. Vải có giá thành thấp nhất nên thường được nhiều khách hàng chọn lựa.

Nguyên tắc thiết kế áo thun

Nguyên tắc thiết kế áo thun

Thiết kế áo thun đồng phục nói khó thì không khó nhưng nói dễ thì cũng không phải. Áo thun đồng phục phải được thiết kế rất khác so với áo thun thời trang, điểm khác biệt lớn nhất đó là hình ảnh định vị trung tâm của chiếc áo thun đồng phục phải thể hiện được tinh thần và giá trị của tập thể sử dụng nó. Vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta phải làm là tạo ra văn hóa & thông điệp trên chiếc áo thun để gửi gắm cho khách hàng. Để có thể làm được điều này thì nhà thiết kế áo thun cần phải thấm nhuần phương châm cốt lõi khi thiết kế đó là: Đơn giản nhưng phải sáng tạo và tinh tế. Những chiếc áo thun đồng phục vốn chỉ là những chiếc áo thun đơn giản, nó hoàn toàn không cần cầu kì, nhiều chi tiết trang trí phức tạp và rối rắm như các loại áo thun thời trang. Chúng ta phải thể hiện được ý tưởng lên mẫu thiết kế áo thun và nhất thiết phải tránh những lỗi cơ bản thường thấy khi ta thiết kế các loại áo thun thời trang, đó là:

Minh họa quá mức cần thiết, quá nhiều chi tiết trang trí cầu kì
Hình ảnh chỉ mang tính chất thấy đẹp mà thực sự thì không mang một ý nghĩa nào cả
Nặng nề nghiêm túc quá mức cần thiết
Hài hước bậy quá mức, điều này là điều cần tránh nhất khi thiết kế áo thun đồng phục công ty
Hô hào quá mức, hay cái gì đó quá mức sẽ làm khách hàng phản cảm.
Yếu tố thời trang trong áo thun đồng phục chỉ nên chiếm khoảng 30%, còn lại 70% sẽ là văn hóa và tinh thần của công ty, nên bạn đừng thiết kế áo thun đồng phục giống như các kiểu thời trang áo thun khác. Chúng ta không thể chỉ bỏ một hình ảnh nào đó lên chiếc áo thun của mình là xong, thay vào đó cần mang vào chiếc áo thun những thông điệp và ý nghĩa mà công ty muốn nhắn gửi đến cho khách hàng, giúp khách hàng đến gần với văn hóa của doanh nghiệp hơn nữa. Chúng ta nhất định phải đầu tư để làm được một sản phẩm áo thun có chất lượng, không thể chỉ làm kiểu sơ sài cho có. Do đó khâu thiết phải được các nhân viên chuyên thiết kế các sản phẩm nhận diện thương hiệu đảm nhận.

Có thể nói áo thun (áo phông) là món đồ mà trong tủ đồ của bất kỳ ai cũng có ít nhất một đến vài chiếc. Hiếm có một item thời trang nào lại hợp với tất cả mọi giới tính, lứa tuổi, vóc dáng và lại còn có thể diện để đến bất kỳ đâu như áo thun. Đối với các cô gái trẻ, áo thun nữ cũng rất được ưa chuộng nhờ sự đa năng, linh hoạt khi phối đồ.

Các loại áo thun nữ

Các loại áo thun nữ

Theo kiểu dáng
Áo thun có cổ
Là kiểu áo thun nữ có phần cổ nhô lên, có thể là áo cổ sơ mi (áo polo), áo thun cổ lọ hoặc áo thun cổ trụ. Thường được dùng trong những dịp cần sự lịch sự như các cuộc gặp mang tính chất công việc. Kiểu áo thun này có thể thay thế cho sơ mi, đặc biệt khi kết hợp với vest hoặc blazer sẽ mang lại cảm giác thanh lịch mà vẫn trẻ trung, thoải mái.

Áo thun cổ tròn
Được xem là dáng áo thun basic, đồng thời là chiếc áo thun truyền thống nhất. Chúng được yêu thích nhờ có thiết kế đơn giản với phần cổ tròn, có thể là dạng áo thun tay lỡ, tay dài hoặc tay ngắn, mang lại sự thoải mái và linh hoạt khi phối đồ. Một chiếc áo thun nữ cổ tròn có thể giúp các bạn gái thoải mái, năng động khi kết hợp với quần jeans, quần short hay trẻ trung, nữ tính khi mix cùng chân váy.

Áo thun cổ tim
Áo thun cổ tim hay cổ chữ V cũng đang rất được ưa chuộng nhờ có phần cổ cách điệu giúp chiếc áo thun đơn giản trở nên ấn tượng hơn. Thường đi kèm với dáng áo body, giúp các bạn gái khoe được các nét đẹp trên cơ thể, mang lại vẻ đẹp quyến rũ, nữ tính.

Theo chất liệu
Chính vì phổ biến nên áo thun nữ ngày nay cũng cực kỳ đa dạng về chất liệu, mỗi loại mang đến ưu điểm khác nhau để bạn tùy chọn theo sở thích. Cotton đang là loại chất liệu được sử dụng phổ biến nhất nhờ lợi thế thấm hút nhanh, co giãn tốt, mềm mại với làn da, mang đến cảm giác thoải mái khi mặc. Do đó, áo thun cotton cũng được coi là dạng áo thun cao cấp, được nhiều người lựa chọn làm trang phục hằng ngày.

Ngoài ra, còn có một số chất liệu được yêu thích khác như áo thun len, áo thun gân co giãn, giúp các bạn nữ khoe khoe đường cong cơ thể mà vẫn thoải mái khi mặc.

Một vài tips phối đồ với áo thun nữ

Một vài tips phối đồ với áo thun nữ

Áo thun quần jeans
Nghe có vẻ rất đơn giản phải không? Nhưng bộ đôi này có thể đánh bại bất kì bộ cánh lộng lẫy nào về độ thoải mái và tiện dụng đấy. Chỉ cần một chiếc áo thun trơn đơn giản và quần jeans ôm hoặc quần jeans rộng, các bạn gái đã có thể tự tin ra đường bất kì lúc nào với vẻ ngoài năng động, trẻ trung. Không chỉ vậy, combo này cũng có thể giúp bạn ngầu hơn khi đi kèm belt, giày sneaker cá tính, hoặc nữ tính ngay lập tức nếu chọn áo thun ôm, áo thun trễ vai,..

Áo thun và chân váy
Lại một combo thần thánh và cho phép các bạn gái thỏa sức sáng tạo phong cách riêng của chính mình. Áo thun nữ đi kèm chân váy ngắn, chân váy jeans hoặc kaki giúp bạn luôn tươi trẻ và thoải mái khi ở ngoài đường; áo thun nữ mix cùng chân váy dài vừa nữ tính, điệu đà lại không kém phần lịch sự để đi học, đi làm; trong khi đó áo thun mix cùng chân váy da mang đến vẻ đẹp cá tính, sành điệu,… Bạn có thể chọn áo thun kiểu để thêm phần nữ tính và tạo sức hút riêng.

Kết hợp áo thun với áo khoác nào?
Câu trả lời là bạn có thể mix áo thun với bất kì loại khoác nào, đây chính là thế mạnh mà hiếm có item nào có thể so sánh được. Tuy nhiên nên chọn họa tiết và dáng áo thun phù hợp với áo khoác. Chẳng hạn như nên chọn áo thun ôm khi mix cùng khoác jeans, áo khoác da, thun cổ lọ sẽ cực kỳ hợp với áo blazer, nên tránh mix áo thun quá rộng và dài cùng áo khoác lửng.

Các loại áo phông trắng bạn nên xem qua

Áo phông trắng trơn
Nếu bạn là một người thích sự đơn giản, cá tính thì đây chính là sự lựa chọn của bạn. Màu trắng khi sử dụng cho nữ thì nó có hàm ý muốn thể hiện sự trong sáng, ngây thơ và hiền dịu của người con gái. Những khi dành cho Nam nó lại thay đổi một cách chóng mặt để đem lại cho chủ sở hữu vẻ đẹp nam tính, quyến rũ nhưng cũng đầy sự cá tính.

Áo thun trắng Slim Fit
Bạn cũng có thể hiểu nó là kiểu áo Pull màu trắng, nếu bạn là người có thân hỉnh chuẩn cả 3 vòng thì nên lựa chọn kiểu này để tôn lên vẻ đẹp cơ thể của mình. Không quá sexy nhưng nó lại rất quyến rũ người khác phái. Kiểu áo này hơi bó sát cơ thể ở phần ngực, eo và cánh tay.

Áo thun Ovesize màu trắng
Nếu đã có kiểu áo dành riêng cho các chàng và nàng body chuẩn rồi thì chúng ta cũng không thể để những bạn khác chịu thiệt thòi được đúng không nào ? Với kiểu áo Ovesize một phong cách pha giữa cổ điện và hiện đại rất phù hợp với những người có body hơi bự nhưng chiều cao lại khiêm tốn.

Để Atlan giới thiệu đôi nét về phong cách Ovesize cho các bạn dễ hình dung nhé. Áo oversize là một kiểu áo có kích thước lớn hơn cơ thể của bản thân khá nhiều, nói một cách dễ hiểu thì bình thường bạn mặc áo size S thì nay sẽ lựa chọn size XL. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất chính là phong cách của Ovesize khác hoàn toàn so với những áo rộng cổ điển như vậy.

Áo thun Polo trắng

Áo thun Polo trắng

Nghe thì có vẻ hơi khó hình dung kiểu áo này đúng không nào, mới đọc cái tên thì vậy thôi nhưng thực sự bạn đã gặp kiểu áo này rất nhiều mà có thể bạn chưa biết ? Nó cũng chỉ giống như những kiểu áo thun bình thường, điểm khác chính là ở phần cổ áo. Phần cổ thường được gập xuống giống kiểu áo sơ mi trắng nên người ta hay gọi là Polo.

Các loại áo thun trắng trơn dành cho nam, nữ
Ngoài những kiểu trên thì chúng ta vẫn còn có áo trắng cổ tim, cổ chữ V, cổ tròn… Phần lớn chúng khác nhau ở vị trí cổ áo, còn lại phần thân và tay đều giống như những chiếc áo bình thường.

Chất liệu vải may áo thun trắng
Trên thị trường hiện nay có 5 loại vải chuyên sử dụng để máy các loại áo thun trắng, chúng được chia thành 3 nhóm khác nhau. Mỗi nhóm sẽ có ưu và nhược điểm riêng nên cần cân nhắc khi lựa chọn đúng loại vải để chúng ta có thể sử dụng may áo thun hoặc mua áo thun.

Loại vải làm hoàn toàn từ sợi tự nhiên
Vải Cotton: là loại vải được làm hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên không có pha trộn loại sợi khác chỉ có thêm một số chất hóa học để có thể khử mùi, kháng khuẩn. Vải Cotton thường có giá cao hơn so các loại vải khác trên thị trường.

Nhóm vải sợi nhân tạo

Nhóm vải sợi nhân tạo

Ở nhóm vải này có 2 loại chính là sợi Polyester và Spandex.

Vải Spandex: Mặc dù được làm từ sợi tổng hợp nhưng vải có sử dụng thêm những loại hoát chất khác để làm cho sợi có sự co giãn cao hơn và bền hơn.
Vải Polyester: Cũng là sợi nhân tạo nưng PE không được như các sợi khác, vải chỉ có tính bóng và mượt, nếu làm áo thun mặc khá nóng so khả năng thấm hút kém.

Nhóm vải kết hợp giữa sợi tự nhiên và sợi nhân tạo
Để có thể tối ưu được giá cả, ưu điểm của cả 2 loại người ta đã nghiên cứu và kết hợp chúng lại với nhau. Hiện nay có 2 loại vải trên thị trường đang sử dụng chất vải này là:

Vải CVC 65/35: Loại này có hàm lượng sợi cotton cao hơn nên mang nhiều ưu điểm của các sợi bông tự nhiên như khả năng thấm hút, co giãn, mềm mịn bên cạnh đó cũng khá mượt và bóng vì có một lượng vừa phải sợi tổng hợp.

Vải TC 35/65: Cũng gần như tương tự với CVC nhưng vải Tici lại có thành phần sợi bông ít hơn và vậy đa phần vải mang đặc điểm của sợi nhân tạo là mượt, bóng, không bị xù lông ngoài ra cũng có khả năng co giãn, thấm hút tương đối.

Đặc điểm của áo thun trắng

Đặc điểm của áo thun trắng

Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của áo phông trắng bạn nên tham khảo, Atlan nghĩ đây là một trong những yếu tố quyết định lựa chọn kiểu áo này của nhiều người.

Áo thun trắng có nhiều kiểu dáng khác nhau có thể là Form áo rộng ( Classoc Fit ), Form tiểu chuẩn ( Regular Fit ) hoặc là Slim Fit ( Bó sát )
Dễ dàng kết hợp với những phụ kiến hoặc các kiểu quần áo khác: Bạn có thể dễ dàng phối một chiếc áo thun với một chiếc áo sơ mi khoác ngoài, chiếc quần Jeans… kèm thêm phụ kiện.
Áo thun màu trắng thể hiện sự đơn giản nhưng lại mang cá tính, quyến rũ khó để chối từ.